Xã Tân Long lấy kinh tế làm trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ tư - 24/05/2017 21:02
Xã Tân Long được thành lập tháng 9/1975; là xã biên giới thuộc huyện Hướng Hóa, cách trung tâm huyện 12 km về phía Tây và cách Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo khoảng chừng 8 km về phía Đông; xã có 1039 hộ, 4326 khẩu, chia thành 10 thôn, gồm 2 dân tộc sinh sống (Kinh và Vân Kiều). Diện tích đất tự nhiên 2015,47ha, trong đó đất nông nghiệp 1558ha (chiếm 77,3%). Kinh tế xã nhà phát triển đúng hướng, cơ cấu ngành, lĩnh vực kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ hợp lý; trong đó nông nghiệp chiếm 65%. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hàng năm đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thường xuyên duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 11 - 13%.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và xã văn hóa nông thôn mới. Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, chỉ đạo của UBND huyện và các Ban Ngành cấp huyện; sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận, đoàn thể; sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới và xã văn hóa nông thôn mới. Sau 5 năm triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và 2 năm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói chung, phong trào xây dựng “Xã văn hóa nông thôn mới” nói riêng, xã Tân Long đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Ngày 23/02/2017 được UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định công nhận Xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2016 và ngày 30/02/2017 UBND huyện Hướng Hóa ban hành Quyết định công nhận Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2017. Đây là thành tích đáng tự hào mà Nhân dân và cán bộ xã Tân Long trân trọng được đón nhận.
Đạt được kết quả đó, bên cạnh xác định văn hóa là nền tảng, là động lực để phát triển xã hội thì xã Tân Long đã biết lấy kinh tế làm trọng tâm để xây dựng nông thôn mới và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
Thật vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới và xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới xã đã chú trọng phát triển sản xuất và chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân: Hiện đang tập trung thực hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp với trọng tâm đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: chuối, thanh long, gừng, nghệ…Trong đó cây chuối là cây chủ lực của địa phương, chiếm ưu thế cả về năng suất, chất lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài (Trung quốc, Thái lan) với diện tích gần 1850 ha, sản lượng thu hoạch bình quân 14.500 tấn/ năm. Hàng năm doanh thu từ sản xuất chuối trên 82 tỷ đồng. Chăn nuôi ở địa phương cũng không kém phần phát triển, tỷ trọng chiếm từ 15 - 20% ngành nông nghiệp. Trên địa bàn có 42 gia trại vừa và nhỏ, có 3 gia trại đầu tư với quy mô công nghiêp, giá trị đầu tư gần 1tỷ đồng/ trang trại. Quan tâm, chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật, chất lượng giống, tăng cường công tác thú ý, phòng ngừa dịch bệnh và vệ sinh môi trường. sản lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 359 tấn/năm.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại dịch vụ cũng phát triển ổn định. Trong những năm qua Cấp ủy, chính quyền đã tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển ngành nghề, thương mại - dịch vụ,  bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực. Trên địa bàn hiện có 1 nhà máy nước khoáng đóng chai đạt tiêu chuẩn, 1 nhà máy tôn, 8 cơ sở mộc dân dụng, 3 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, 2 cơ sở cơ khí, 3 cơ sở nhôm kính và trên 50 cơ sở sản xuất rượu truyền thống tại hộ gia đình, có 5 Doanh nghiệp tư nhân, có 40 cơ sở kinh doanh thương mại thuộc nhóm 1, 220 cơ sở thuộc nhóm 2. Có 3 điềm kinh doanh dịch vụ Kraoke; 8 điểm dịch vụ Internet, dịch vụ vận tải có 22 xe tải, 2 xe khách. Từ phát triển ngành nghề và thương mại - dịch vụ đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đã thu hút trên 500 lao động có việc làm thu nhập ổn định. Doanh thu từ thương mại dịch vụ bình quân đạt 24,4 tỷ đồng/ năm; chiếm 37% tổng thu nhập của nền kinh tế ở địa phương.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được cấp ủy chính quyền quan tâm. Trong 5 năm địa phương đã phối hợp tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cho hơn 250 người dân, Hiện nay, trên địa bàn có 2508 lao động, trong đó có 2047 lao động có việc làm thường xuyên chiếm trên 95%, có 7 lao động xuất khẩu. Năm 2016 thu nhập bình quân đạt 27,4 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí điều tra đa chiều toàn xã chiếm 4.9% đã trừ các đối tương hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội.
Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội có bước đầu tư phát triển nhanh, nổi bật là hệ thống giao thông, điện sinh hoạt, trường học, cơ sở vật chất văn hóa….được đầu tư ngày càng hoàn thiện, tạo đà cho phát triển chung của xã:
Về giao thông nông thôn: Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn của các chương trình dư án, chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh, huyện và huy động sự tham gia đóng góp của người dân và toàn xã hội vào xây dựng đường giao thông nông thôn, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng của cộng đồng, Nhân dân đã hiến hơn 5000 m2 đất, hiến công, phá bỏ vật kiến trúc, tường rào, tự giải phóng mặt bằng và đóng góp trên 100 triệu đồng để mỡ đường gần 10 km. Trong 5 năm (2011-2015) đã đầu tư vào lĩnh vực giao thông nông thôn trên 16,3 tỷ đồng. Trong đó: nguồn vốn Trung ương: 4,02 tỷ đồng; Ngân sách địa phương Tỉnh: 8,9 tỷ đồng; huyện: 3,3 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp trên 250 triệu đồng. Đến nay giao thông nông thôn từng bước hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.
Về thủy lợi: Trong 5 năm qua, được sự quan tâm của UBND huyện hỗ trợ đầu tư nâng cấp, sửa chửa công trình thủy lợi Làng Vây, kinh phí trên 400 triệu đồng. Đến nay, công trình thủy lợi Làng Vây được đầu tư 01 đập chính, 0,64 km kênh mương được bê tông hóa và ống nhựa dẫn nước tưới tiêu cho 2,21 ha ruộng lúa chuyên canh 2 vụ, đảm bảo cung cấp lương thực tại chổ cho 28 hộ bà con dân tộc Vân Kiều thôn Làng Vây.
Về điện chiếu sáng: Xã đã phối hợp Điện lực miền Trung rà soát đánh giá thực trạng lưới điện, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường điện trên toàn xã, năm 2014 đã phối hợp Điện lực Khe sanh di dời tuyến đường dây trung áp dọc tuyến quốc lộ 9, Điện lực đã đầu tư mới 7,7 km đường dây trung áp, 12,7 km đường dây hạ áp, nâng cấp 2 trạm biến áp, bổ sung mới 1 trạm biến áp thôn Long Phụng để đảm bảo phục vụ điện sinh hoạt cho Nhân dân. Điện được phân phối đến 1062 công tơ hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Hiện có 100% hộ sử dụng điện đảm bảo an toàn kỹ thuật về điện.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy về phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn xã. Năm 2001, UBND xã đã quy hoạch khu mua bán tập trung. Qua hàng năm được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với kinh phí xây dựng chợ là 2.094 triệu đồng chủ yếu ngân sách địa phương tỉnh, huyện. Từng bước xã đã hình thành chợ trung tâm, nơi tập trung mua bán trao đổi hàng hóa của bà con. Hiện nay chợ Tân Long đã đạt tiêu chuẩn chợ nông thôn loại 3.
Thành quả hôm nay của xã Tân Long là điểm nhấn của hành trình tiến lên phía trước; kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và quá trình xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới là để minh chứng cho những việc đã làm được và việc chưa làm được. Nhưng điều quan trọng là biết xác định hướng đi và việc làm đúng. Đâu là mũi nhọn, đâu là then chốt, đâu là trọng tâm trọng điểm, đâu là động lực, đâu là nền tảng…? Tân Long đã biết lấy kinh tế làm đòn bẩy để xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã văn hóa nông thôn mới.  Qua đó làm tăng thêm lòng tin, ý thức trách nhiệm và niềm tự hào, tiếp thêm sức mạnh trong công cuộc đổi mới toàn diện, tạo tiền đề quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn cho giai đoạn tiếp theo nhằm xây dựng quê hương Tân Long ngày càng giàu đẹp./.

Tác giả bài viết: Xuân Phúc

Nguồn tin: Trang thông tin điện tử huyện Hướng Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay25,139
  • Tháng hiện tại99,118
  • Tổng lượt truy cập8,192,654
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây