Ước mơ Hướng Hóa thành huyện miền núi kiểu mẫu

Chủ nhật - 21/05/2017 22:06
Bước ra khỏi chiến tranh, Hướng Hóa gặp vô vàn khó khăn về mọi mặt. Thế nhưng, nhờ tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo cộng thêm động lực của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã giúp huyện đổi mới từng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính dẫn đầu đoàn khảo sát hang động Brai, mở ra hướng mới cho du lịch huyện Hướng Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức Chính dẫn đầu đoàn khảo sát hang động Brai, mở ra hướng mới cho du lịch huyện Hướng Hóa
Dân hiểu, dân đóng góp
Mùa xuân năm 1977, Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm Hướng Hóa. Là huyện với số đông người đồng bào Vân Kiều – Pa Kô, trình độ lao động sản xuất còn hạn chế. Muốn đổi thay thì cán bộ, nhân dân toàn huyện phải nổ lực bội phần.
Nhằm động viên tinh thần vượt khó, TBT Lê Duẩn đã khuyến khích nhân dân Hướng Hóa đổi mới trong tư duy sản xuất để thoát đói nghèo. Trong thời khắc khó khăn ấy, TBT Lê Duẩn mong muốn Hướng Hóa cố gắng trở thành huyện miền núi kiểu mẫu. Cho đến hôm nay, mong muốn ấy của TBT Lê Duẩn đã và đang tiếp được thực hiện.
Để mang dáng dấp của huyện miền núi kiểu mẫu không phải chuyện dễ dàng. Nhớ lại thời điểm cách đây 8 năm về trước, già làng Ăm Ngã (xã A Xing) cho biết, lúc đó kinh tế dù đã có nhiều bước phát triển nhưng giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, đi lại khó khăn, trạm y tế, trường học tạm bợ. Nhà văn hóa, hội trường thôn nhiều nơi chưa có, mỗi lần hội họp phải mượn nhà dân…
Từ sự bức thiết trên, khi Hướng Hóa phát động phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, đồng bào Vân Kiều – Pa Kô toàn huyện hưởng ứng nhiệt thành. Nói nghe đơn giản nhưng để bà con hiểu để hiến đất, hiến công, cùng xây dựng NTM là cả một quá trình.
“Lúc đầu bà con cứ nghĩ xây dựng NTM là một dự án, nhân dân chỉ việc hưởng lợi chứ không cần đóng góp. Cho nên, việc đầu tiên phải làm là tuyên truyền cho bà con hiểu. Bà con ở đây tốt tính, khi hiểu rồi thì hăng hái tham gia, rất nhiều gia đình khó khăn nhưng vẫn viết đơn xin hiến đất. Riêng năm 2016, nhân dân đã hiến 11.230 m2 đất” – ông Võ Thanh, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho hay.
Có sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân cùng các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm nên quá trình xây dựng NTM ở Hướng Hóa ngày một tiến nhanh. Đến nay, Hướng Hóa đã có 3  xã đạt chuẩn NTM, 7 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, các xã còn lại trên 6 tiêu chí.
Những mái nhà tranh tre nứa lá nay đã được thay thế bằng mái tôn, ngói đỏ tươi. Nhiều gia đình xây dựng nhà kiên cố, sắm ti vi, xe cộ hiện đại. Những bản làng ở thăm thẳm rừng sâu nay xích lại gần nhau hơn nhờ đường bê tông giao thông nông thôn. Đêm đêm, tiếng ti vi, nhạc hội, những bước nhảy hiphop của các bạn trẻ miền xuôi lên biểu diễn làm không khí ở các bản làng thêm sôi động, đem lại năng lượng để cùng nhau phát triển sản xuất.
Để quá trình xây dựng NTM huyện nhà được bền vững, Hướng Hóa tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân; tranh thủ các nguồn vốn huy động… Năm 2017 Hướng Hóa đặt mục tiêu tăng thêm mỗi xã từ 1-3 tiêu chí để đạt mức bình quân 12,4 tiêu chí/xã; có thêm 1 xã về đích NTM, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 31,6 triệu đồng/năm/người (năm 2016) lên 32 triệu đồng/năm/người.
Làm sao nâng cao thu nhập cho dân
Đó là câu hỏi lớn mà chính quyền huyện Hướng Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung luôn quan tâm, tìm phương án hành động.
Hướng Hóa có lợi thế là điểm đầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, diện tích đất nông nghiệp lớn, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo giao thương với các nước Lào, Thái Lan… Nơi đây còn có tiềm năng du lịch với hang động Brai, thác nước, rừng núi tuyệt đẹp, hệ sinh thái đa dạng.
Tận dụng những lợi thế đó, Hướng Hóa chú trọng sản xuất theo hướng hàng hóa, có thương hiệu với các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, cao su, chuối, bời lời, sắn nguyên liệu với tổng diện tích hơn 15.820 ha.

              Hướng Hóa là thủ phủ chuối của cả nước, mang lại thu nhập ổn định cho nông dân

Về công nghiệp, huyện thu hút đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản, thủy điện, điện gió…
Các ngành du lịch, dịch vụ, xây dựng… cũng được Hướng Hóa quan tâm nhưng với điều kiện khó khăn chung và những thay đổi chính sách ở khu kinh tế thương mại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã ảnh hưởng không nhỏ đến giao thương của nhân dân.
Để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân, Hướng Hóa cần tận dụng triệt để lợi thế của mình, tăng cường thu hút và chớp cơ hội từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các cấp tỉnh, trung ương cần có thêm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt về nguồn vốn tạo đà cho huyện phát triển. Tất cả chỉ với mong muốn làm được như lời TBT Lê Duẩn, giúp Hướng Hóa trở thành huyện miền núi kiểu mẫu.

Tác giả bài viết: Ngọc Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay15,441
  • Tháng hiện tại89,420
  • Tổng lượt truy cập8,182,956
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây