Vai trò to lớn của doanh nghiệp

Thứ sáu - 23/10/2015 04:37
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), trong xây dựng NTM, các DN ngày càng thể hiện vai trò quan trọng
    Tuy nhiên, để “lôi kéo” các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ hợp lý. Nói một cách văn hoa là cần “thổi lửa” cho thành phần kinh tế này.
    Vai trò quan trọng
    
Sáng 22/10, tại Hà Nội, VCCI đã phối hợp Văn phòng Điều phối NTM Trung ương tổ chức diễn đàn “Phát huy vai trò của DN trong xây dựng NTM”. Tới dự có đại diện các Bộ, ngành liên quan và các DN đến từ các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, TP Hà Nội.
     Ông Vũ Tiến Lộc cho biết, đây là hội nghị đầu tiên bàn về vấn đề này sau khi Việt Nam kết thúc đàm phán TPP. TPP là một bông hồng đẹp nhưng nhiều gai. Đó vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp.
      Trong xây dựng NTM, DN đang đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết SX, thúc đẩy sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Xây dựng NTM phải tập trung phát triển cả công - nông nghiệp kết hợp dịch vụ, việc xây dựng mới toàn diện. Việc các DN đầu tư vào SX nông nghiệp đã tạo ra nhiều mô hình liên kết SX hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững của nông thôn. Bên cạnh đó, các DN cũng trực tiếp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao cơ sở vật chất vùng nông thôn.
     Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) khẳng định, DN đã và đang trực tiếp tham gia SX kinh doanh góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cũng như chất lượng, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
     Những năm gần đây, nhiều DN, tập đoàn có “máu mặt” đầu tư, nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp như TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai, Vingroup, Vinamilk…                     Cần có bước đột phá về chính sách
    
Tuy nhiên, cũng theo ông Tiến, việc thu hút DN tham gia xây dựng NTM hiện nay không ít khó khăn, thách thức. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, chậm phát triển. Công tác quản lý, khai thác sử dụng hạ tầng, duy tu, bảo dưỡng chưa được chú trọng, nhất là các tỉnh miền núi và ĐBSCL.
    Mặc dù, số lượng DN trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản  khá lớn (3.635 DN năm 2013) nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm xuống còn chưa đến 1% năm 2013.
    Điều này thể hiện sự phát triển của các DN trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là khá yếu. Thêm một nguyên nhân khiến các DN e dè đó là, đầu tư vào nông nghiệp thường lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. Việc SX, kinh doanh bị chi phối nhiều bởi dịch bệnh, thiên tai, thị trường bất ổn định.
    Ông Tiến cho rằng, việc cần làm ngay là rà soát, nâng cao và quản lý các quy hoạch về đất đai, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với SX hàng hóa. Công khai, minh bạch các quy hoạch, dự án đầu tư.
    Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần có bước đột phá về mặt chính sách đối với thành phần DN.
    Đồng quan điểm, ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho rằng, thực tế phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2015 một lần nữa khẳng định vai trò rất to lớn của các DN.
    Trong bối cảnh suy thoái, nhiều DN vẫn tham gia rất tích cực vào xây dựng NTM. Tháng 9 vừa qua, BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM đã tổ chức lễ tôn vinh các DN, doanh nhân có những đóng góp tiêu biểu. 65 DN và 31 doanh nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
    Về những khó khăn, tồn tại trong thu hút đầu tư, ông Tăng Minh Lộc đề xuất, đẩy mạnh hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho các dự án đầu tư vào nông sản chủ lực với quy mô lớn.
    Ví dụ như làm các đường trục chính, thủy lợi, kho lạnh bảo quản hỗ trợ ngành trồng trọt. Hoàn thiện hệ thống điện lưới, xử lý chất thải tại các khu chăn nuôi tập trung. Bên cạnh đó, nên có gói tín dụng riêng ưu đãi dành cho các DN tham gia.  
    Đại diện cho các DN tham dự diễn đàn, ông Hoàng Trung Thành, GĐ Cty TNHH Cơ khí chế tạo máy và cơ điện xây dựng thủy lợi Hà Thành (Hải Dương) cho biết, nhiều năm qua, đơn vị đã tích cực đưa các sản phẩm cơ khí, thủy lợi đến khắp ba miền của cả nước phục vụ SX nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.  Nhiều công trình vùng sâu, xa, dù chưa được cấp vốn, Cty vẫn xây dựng cải thiện cuộc sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
   Tại nhiều địa phương, Cty này trích tiền lợi nhuận xây dựng, trang bị nội thất cho các nhà văn hóa thôn. Đồng thời làm nhiều tuyến đường liên thôn xóm, giúp người dân làm các con đường bê tông với kinh phí lớn, đúng với tiêu chí NTM.
   Ông Thành khẳng định, Cty này luôn sẵn sàng tham gia đóng góp, đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM chung của cả nước.

    Việc các DN đầu tư vào SX nông nghiệp đã tạo ra nhiều mô hình liên kết SX hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững của nông thôn. Bên cạnh đó, các DN cũng trực tiếp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nâng cao cơ sở vật chất vùng nông thôn.

Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập684
  • Hôm nay2,820
  • Tháng hiện tại33,369
  • Tổng lượt truy cập9,582,954
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây