QUẢNG TRỊ PHÁT HUY VAI TRÒ CHỦ THỂ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Thứ hai - 19/10/2015 21:45
Là một tỉnh mà điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, an ninh nông thôn được giữ vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tặng bằng khen và phần thưởng bằng công trình cho 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim và Vĩnh Thạch đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính tặng bằng khen và phần thưởng bằng công trình cho 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Kim và Vĩnh Thạch đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014
      Vai trò chủ thể của người dân được phát huy
      Thành công lớn nhất đạt được trong xây dựng nông thôn mới của Quảng Trị đó là vai trò chủ thể của người dân được phát huy tối đa, Chương trình nông thôn mới nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo quần chúng nhân dân; phần lớn người dân trên địa bàn toàn tỉnh đã đồng lòng, hưởng ứng, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của tham gia thực hiện Chương trình.
     Xác định người dân có vai trò đặc biệt quan trọng, là chủ thể của xây dựng nông thôn mới,  ngay từ khi triển khai chương trình, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu rõ và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, với nhiều nội dung, hình thức phong phú đa dạng, gần gũi với quần chúng nhân dân và đến tận từng người dân như: họp thôn,  hội nghị, hội thi, hội diễn, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm, văn nghệ, pano, appich, tài liệu sinh hoạt đến tận các chi bộ.......
     Mặt trận và các hội đoàn thể đã phát huy sức mạnh của mình trong tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhiều phong trào thi đua được tổ chức đem lại hiệu quả thiết thực như  “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới , Phong trào 5 không 3 sạch, Phong trào Chỉnh trang nông thôn, Phong trào Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thôn mới”.  Các phong trào đã huy động dự tham gia tích cực của người dân và hội viên, trở thành phong trào thi đua thường xuyên, sâu rộng, lan tỏa trên khắp các vùng nông thôn,  kết quả mang lại đã tạo được niềm tin của người dân đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Nỗi bật đó là Phong trào 5 không 3 sạch của Hội Phụ nữ, với cách làm hay sáng tạo, qua 5 năm thực hiện đã có trên 81% cấp hội tham gia; thành lập được 232 tổ hợp tác phát triển sản xuất có hiệu quả, huy động được trên 3 tỷ đồng xây dựng 144 mái ấm tình thương; huy động 98,25 tỷ đồng vốn vay phát triển sản xuất cho phụ nữ; tổ chức 85 lớp đào tạo nghề,  duy trì hoạt động của 4285 nhóm tín dụng tiết kiệm của phụ nữ với số dư hơn 61 tỷ đồng; đến nay có 375 tổ phụ nữ thu gom rác thải tự quản,7 câu lạc bộ phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lông. Ngoài ra, các cấp hội phụ nữ còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ tham gia thực hiện các nội dung liên quan đến các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thiện nhiều tiêu chí nông thôn mới ở các địa phương.
     Để phát huy vai trò của người dân, việc thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở là yếu tố quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm, có tính quyết định đến việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của Chương trình. Trong các năm qua, Tỉnh ủy Quảng Trị đã chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương để tham mưu cho cấp ủy xây dựng kế hoạch thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Ban chỉ đạo NTM tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện tối đa cho nhân dân được tham gia ý kiến đối với nhiều vấn đề quan trọng của địa phương, nhất là việc liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồ án quy hoạch, đề án xây dựng NTM; đặc biệt là các  vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân được đưa ra cho nhân dân góp ý, đề xuất cho cấp có thẩm quyền xem xét như vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất cho người dân. Công tác giám sát cộng đồng được triển khai thực hiện có hiệu quả.
     Từ đó, đã  xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo cần được nhân rộng như: mô hình huy động nguồn lực xây dựng NTM của huyện Hải Lăng; mô hình chăm lo xây dựng hạ tầng NTM của Hội Nông dân xã Triệu Đông (Triệu Phong); “Tuần lễ chỉnh trang nông thôn”; triển khai phong trào “Khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa”; phong trào “Xóa nhà tạm bợ, dột nát” của Mặt trận. Mô hình thắp sáng đường quê đang mở rộng tại nhiều địa phương như Vĩnh Linh,  Cam Lộ, Hải lăng, Triệu phong, Gio linh;  Phong trào di dời mồ mã, dồn điền đổi thữa, cải tạo đồng ruộng để xây dựng cánh đồng lớn đang diễn ra tại Cam Lộ, Triệu Phong, Hải lăng; cùng với các hoạt động tự nguyện giải phóng mặt bằng mở rộng đường giao thông nông thôn, gameshow vui cùng nhà nông, hội thi làng xanh, sạch, đẹp, an toàn…đang diễn ra ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh... đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thể hiện quyết tâm cao trong xây dựng NTM.
      Đặc biệt, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã tạo ra những tác động to lớn trong việc huy động nguồn lực từ nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng NTM. Trong 5 năm triển khai thực hiện Chương trình, toàn tỉnh đã huy động được 158,111 ngàn ngày công, 43.011 ngàn m2  nhà, sân, tường rào; 728.902 ngàn m2 đất; hơn 395.000 ngàn cây xanh các loại; 147.775 ngàn m2 diện tích hoa màu và trên 158 tỷ đồng đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, với tổng nguồn lực quy ra tiền gần 540 tỷ đồng.
     
      
Nhân dân xã Hải Thượng( Huyện Hải Lăng) tham gia xây dựng giao thông nông nội đồng
    Hiệu quả mang lại
    Từ một tỉnh không có xã nào đạt trên 10 tiêu chí, số xã đạt dưới 5 tiêu chí là 78 xã vào năm 2010, đến tháng 6/2015 đã có 4 xã đạt chuẩn NTM là Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Linh) và Triệu Thành (huyện Triệu Phong); có 13 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 63 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; số xã đạt từ 9 tiêu chí trở xuống còn 37 xã; cơ bản không còn xã dưới 5 tiêu chí.  Mức đạt tiêu chí NTM bình quân từ 3,6 tiêu chí/xã năm 2010 đến nay đã đạt bình quân 11,2 tiêu chí/ xã (gần đạt mức bình quân chung của toàn quốc  đạt 11,6 tiêu chí/xã); mức tăng tiêu chí bình quân qua các năm từ 1-2 tiêu chí, các tiêu chí khó như thu nhập, hộ nghèo, cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng lên về số xã đạt chuẩn; Đã huy động được nguồn lực khá lớn cho xây dựng nông thôn mới:Tính đến 6/2015, tổng nguồn lực huy động đầu tư xây dựng NTM là 5.807,021 tỷ đồng đầu tư vào nông thôn. Trong đó, ngân sách các cấp trực tiếp hỗ trợ cho Chương trình NTM 394,585 tỷ đồng; vốn lồng ghép các chương trình, dự án 4.117,909 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp, HTX 691,622 tỷ đồng; tổng nguồn lực đóng góp của nhân dân cho xây dựng NTM bằng tiền mặt, công lao động và hiện vật quy ra tiền là 537,886 tỷ đồng, nguồn vốn khác 65,019 tỷ đồng; ngoài ra hằng năm huy động trên 5.500 nghìn tỷ đồng nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
     Tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, rõ nét, đó là: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh; tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 4%/năm; sản lượng lương thực có hạt đạt từ 24,5-25 vạn tấn/năm; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn tiếp tục được cải thiện rõ nét, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên; tỉ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn đã giảm xuống còn 11,26% vào cuối năm 2014. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư cơ bản đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn. Môi trường vực nông thôn ngày càng được cải thiện, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng, trại chăn nuôi được tập trung đầu tư… Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
     Từ kết quả đó có thể khẳng định, việc phát huy vai trò chủ thể của người dân sẽ góp phần thực hiện thắng lợi vào sự nghiệp xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh

Tác giả bài viết: Lê Thị Oanh Chi cục Phát triển nông thôn mới Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay16,133
  • Tháng hiện tại80,126
  • Tổng lượt truy cập8,280,423
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây