Cần cơ chế đặc thù cho huyện nghèo trong xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 04/11/2015 04:04
* Đồng chí PHẠM VĂN HÙNG, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông (Quảng Trị) trả lời phỏng vấn
Trạm Y tế xã Triệu Nguyên được xây dựng trong lộ trình xây dựng NTM
Trạm Y tế xã Triệu Nguyên được xây dựng trong lộ trình xây dựng NTM
 - Thưa đồng chí! Nói đến Đakrông có lẽ ai cũng biết đây là một trong những huyện nghèo của tỉnh . Đồng chí có thể cho biết đôi nét khái quát về những khó khăn của huyện trong xây dựng nông thôn mới (NTM)? 

 Đakrông là huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị, có 80% dân số là người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Đakrông có địa bàn rộng, diện tích chiếm gần 25% diện tích của tỉnh, đồi núi, sông suối nhiều, dễ bị chia cắt về mùa mưa lũ; dân cư sống thưa thớt không thuận lợi cho việc quy hoạch và thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội. Kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng tiềm năng đất đai lại không thể phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân vẫn dựa vào các loại cây ngắn ngày. Thu nhập bình quân của các hộ sản xuất nông nghiệp hiện chỉ đạt khoảng 9 triệu đồng/ người/ năm. Công nghiệp- TTCN chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ nên không huy động được sự đóng góp từ các doanh nghiệp. Hơn nữa Đakrông là huyện hưởng trợ cấp cân đối gần như hoàn toàn dựa vào ngân sách tỉnh và Trung ương. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM cần rất lớn. Trình độ dân trí thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa rõ ràng về chương trình xây dựng NTM, còn xem đây là một dự án chứ không phải là một chương trình mà trong đó người nông dân là một chủ thể. Công tác quản lý điều hành của cán bộ cơ sở còn lúng túng; sự trông chờ ỷ lại của người dân làm ảnh hưởng một phần không nhỏ trong việc xây dựng NTM… 

- Trong tình hình khó khăn như vậy, huyện dựa vào những nguồn lực nào để xây dựng NTM, thưa đồng chí? 
 
Như đã nói ở trên, với mức thu nhập hiện tại thì rất khó huy động được nguồn tài chính do dân đóng góp. Về phía các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, với số lượng ít, quy mô sản xuất nhỏ, lại trong điều kiện kinh tế khó khăn chung như hiện nay, việc đóng góp của họ nếu có cũng sẽ rất hạn chế. 


Tuy nhiên với ý nghĩa lớn lao về chính trị, kinh tế, xã hội của công cuộc xây dựng NTM, huyện xác định phải huy động tối đa tiềm lực có thể, không trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của nhà nước. Trước hết phải triển khai thật tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự nghiệp xây dựng NTM. Huy động và lồng ghép các nguồn lực đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng như nguồn từ chương trình 30a, 135; nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp như: Tập đoàn Viễn thông Quân đội, nguồn của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước... Đồng thời huy động chủ thể hộ gia đình, cộng đồng làng, xã phát huy tối đa vai trò trong việc vận động toàn dân chung tay xây dựng NTM như hiến đất, ủng hộ ngày công…Sau 5 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, huyện đã huy động lồng ghép từ các nguồn được hơn 496 tỷ đồng, 5.600 lượt ngày công và hơn 2 ha đất từ người dân. 

Có thể nói nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, sau 5 năm triển khai thực hiện, các xã trong huyện đều đạt được những kết quả nhất định. Trước hết là sự chuyển biến về nhận thức. Toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến xã đã triển khai kịp thời chủ trương, chính sách về xây dựng NTM ở địa phương mình. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước đã được quán triệt sâu sắc, tạo được sự đồng thuận cao. Đây là những tiền đề có tính quyết định để toàn huyện phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, hoàn thành những chỉ tiêu của chặng đường trước mắt và những giai đoạn tiếp sau. 

Về nguồn lực vật chất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện chỉ tập trung ưu tiên vốn cho các công trình mang tính trọng yếu, cấp thiết, đặc biệt chú trọng lĩnh vực giao thông nông thôn- lĩnh vực cấp thiết để phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa. Huyện cũng chủ trương tập trung nguồn vốn, lồng ghép các chương trình để nâng cao hiệu quả... 

Tóm lại, với việc tiếp nhận, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho NTM của huyện đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. 

- Theo đồng chí, với những huyện nghèo như Đakrông, nên chăng cần có một cơ chế đặc thù trong xây dựng NTM? 

Xây dựng NTM là sự nghiệp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó nguồn lực đầu tư của nhà nước là quan trọng; nguồn lực đầu tư, đóng góp của nhân dân là quyết định thành công… Đakrông là một huyện nghèo, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, tất nhiên việc xã hội hóa xây dựng NTM sẽ rất khó khăn. Thực tế hiện nay huyện gần như chưa huy động được sự đóng góp tài chính đáng kể nào từ phía người dân. Do đó, vấn đề có tính cấp bách hàng đầu trong việc xây dựng NTM hiện nay của huyện là phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là với bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số địa phương. Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế; phát triển các hoạt động văn hoá, xã hội và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Với những huyện nghèo như Đakrông, việc đầu tư của nhà nước tuy đã được chú trọng nhưng cần được nâng lên ở tầm cơ chế đặc thù. Theo đề án xây dựng NTM, để đạt được các tiêu chí yêu cầu phải có nguồn tài chính lớn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư cho chương trình cũng như các chương trình dự án khác cho huyện hàng năm còn rất thấp, dàn trải, dễ dẫn đến tình trạng lãng phí hoặc kém hiệu quả. Tỉnh cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn để phát triển sản xuất và thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, tạo điều kiện cho huyện thu các nguồn thuế từ tài nguyên nước ở các công trình thủy điện, thu theo tỷ lệ phần trăm từ các doanh nghiệp ngoài địa bàn… 

Điều quan trọng là công tác cán bộ. Nhà nước cần có chính sách đào tạo, thu hút lực lượng cán bộ được đào tạo bài bản, nhất là tầng lớp trí thức trẻ về cơ sở công tác. Chương trình xây dựng NTM với những huyện như Đakrông sẽ rất khó thu được hiệu quả khi thiếu một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao. 

- Xin cảm ơn đồng chí! 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập466
  • Hôm nay2,599
  • Tháng hiện tại33,148
  • Tổng lượt truy cập9,582,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây