Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, từ sau sự cố môi trường biển xảy ra, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong đã triển khai đồng bộ các giải pháp 1 cách quyết liệt và kịp thời nên đến nay người dân ở đây không chỉ vượt qua khó khăn trước mắt mà đã xây dựng được nhiều mô hình mang lại hiệu quả bước đầu khá cao, tạo sinh kế bền vững phù hợp trên vùng đất cát
Chúng tôi thật phấn khởi khi thấy lần đầu tiên ở xã Triệu Vân có 1 xưởng may có quy mô lớn, bình quân mỗi tháng sản xuất khoảng 7000 đến 8000 sản phẩm và giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động. Anh Phan Anh Tuấn, Chủ xưởng may cho hay: Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang tại Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, anh đã ở lại đó, mở cơ sở làm ăn, thu nhập ổn định. Thế nhưng không nỡ đề 1 mình người mẹ ở quê 1 mình, đặc biệt nhận thấy sau sự cố môi trường biển, bà con trong xã, nhất là phụ nữ thiếu việc làm, anh đã trở về mở 1 xưởng may ngay tại quê nhà. Vay vốn Ngân hàng 50 triệu cộng với vốn tự có, anh đã mua sắm máy may và mở 1 số lớp vừa dạy lý thuyết, vừa thực hành tại chổ, hơn 1 năm qua xưognr may hoạt động tốt, chị em đến làm việc tại đây rất phấn khởi vì có nguồn thu nhập ổn định. Ông Hồ Xuân Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong cho biết: Triệu Vân là xã nằm ở vùng biển bãi ngang, có 730 hộ gia đình với hơn với 3200 nhân khẩu, phân bố trên địa bàn 4 thôn, trong đó 3 thôn giáp biển với chiều dài bờ biển khoảng 6,4 km. Toàn xã có tổng số lao động trong độ tuổi là 1305 người, trong đó số người làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 987 người, chiếm 75,6 %. Tuy nằm ở vùng biển nhưng không có tàu xa bờ nên sau sự cố môi trường biển, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những hộ lâu nay chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản và dịch vụ hậu cần nghề biển. Trước tình hình đó, trên cơ sở khảo sát thực tế, xã đã tích cực triển khai các biện pháp để chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân một cách phù hợp. Ngoài việc thâm canh cây lúa, địa phương vận động và khuyến khích người dân mở rộng diện tích các loại cây trồng cạn trên cát, có chất lượng cao như đậu đen xanh lòng, mướp đắng, dưa leo, ném, kết hợp hình thức luân canh, xen canh gối vụ, vừa tăng hệ số sử dụng đất vừa nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Đặc biệt tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và của huyện với nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, xã đã hỗ trợ xây dựng 1 số mô hình kết hợp với mở các lớp tập huấn kỹ sản xuất, chăn nuôi như nuôi lợn F1, gà thả vườn, trồng cỏ nuôi bò. Đến thời điểm này, toàn xã có 5 trang trại, 40 gia trại được làm mới và 52 gia trại được nâng cấp. Bên cạnh đó, xã vận động người dân dùng tiền đền bù thiệt hại, mở mang cơ sở đúc bờ lô, cơ khí, gò hàn, dịch vụ, thương mại và cải tạo ao hồ, đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tiếp tục nuôi tôm theo quy hoạch. Chính vì vậy hàng trăm lao động đã có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, tỷ lệ hộ nghèo nay giảm chỉ còn 16,3% theo tiêu chí mới. Hiện nay, ngoài việc hỗ trợ cho ngư dân cải tiến ngư lưới cụ, tăng năng lực đánh bắt hải sản, xã Triệu Vân tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân sử dụng tiền đền bù, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, có được sinh kế bền vững lâu dài.