Nhân rộng mô hình trồng dứa trên địa bàn Quảng Trị

Thứ hai - 02/10/2017 03:04
Để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, lâu nay người dân trên địa bàn Quảng Trị đã tìm chọn, sản xuất nhiều loại cây trồng mang tính hàng hóa. Tuy nhiên khi đến mùa thu hoạch, vấn đề đáng quan tâm nhất đó là tìm đầu ra cho sản phẩm. Song điều đó gần đây đã được từng bước tháo gỡ, nhất là đối với cây dứa, doanh nghiệp cam kết sẽ thu mua đã làm cho người dân rất phấn khởi và nhiều nơi đang có kế hoạch nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích.
Khảo sát mô hình trồng dứa tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ
Khảo sát mô hình trồng dứa tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ
       Khi tỉnh Quảng Trị triển khai Dự án trồng dứa nguyên liệu, ông Đinh Văn Biên, cán bộ của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã có mặt tại xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đơn vị đầu tiên triển khai trồng dứa để tư vấn, hướng dẫn cho bà con cách trồng, phủ bạt ni lon. Đồng thời ông cũng đi kiểm tra các mô hình ở Trung Giang, huyện Gio Linh, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, ông nhận thấy người dân Quảng Trị cần cù, chịu khó và khi tiếp nhận chương trình trồng dứa, nhiều nơi đã mạnh dạn thu hoạch rừng, quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, đặc biệt ở vùng đất cát ven biển, mặc dù bước đầu triển khai gặp không ít khó khăn nhưng các hộ gia đình đã thành lập nhóm, cùng nhau làm ăn. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền đã vào cuộc 1 cách tích cực, tìm các biện pháp hỗ trợ cho người dân đến thời điểm này cây dứa sinh trưởng, phát triển tốt. Ông Đinh Văn Biên cho biết: Cây dứa giống Queen rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Quảng Trị, nhất là ở vùng gò đồi và phát triển tốt hơn 1 số nơi ở tỉnh Ninh Bình, dự kiến năng suất sẽ đạt 45 đến 50 tấn.ha. Về phía Công ty, trong thời gian tới sẽ tiếp tục hỗ trợ , giúp cho người dân làm tốt việc chăm sóc, đồng thời sẽ thực hiện việc bao tiêu sản phẩm theo đúng cam kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Trị.
      Từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, tạo việc làm và thu nhập, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực tham gia Dự án trồng dứa nguyên liệu. Nhờ áp dụng những kiến thức đã được lĩnh hội qua các lớp tập huấn và tuân thủ quy trình kỹ thuật từ làm đất, trồng và chăm sóc, đến nay 120 ha dứa trong toàn tỉnh lên xanh tốt, hứa hẹn sẽ cho nguồn thu nhập cao. Nhìn thấy Công ty cổ phần Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã làm tốt việc cung ứng trước về giống, phân bón, màng phủ ni lông và tập huấn kỹ thuật, đặc biệt hứa sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm, hiện nay nhiều nơi trong tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch mở rộng diện tích. Ông Hoàng Liên Sơn, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền cho hay: Trên địa bàn có bản Chùa diện tích đất đai khá lớn nhưng lâu nay các hộ gia đình người dân tộc Vân Kiều ở đây chủ yếu trồng khoai, sắn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Lần này, cùng với tuyên truyền, vận động và phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tập huấn, bản Chùa đã trồng được 17 ha. Đây thực sự là loại cây trồng sẽ giúp cho bà con thoát nghèo và có thu nhập cao nên xã có kế hoạch sẽ mở rộng diện tích thêm 40 ha. Còn ông Hồ Văn Đang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đakrông nói với chúng tôi rằng: Dứa là loại cây trồng truyền thống đã được nhiều nơi trên địa bàn duy trì và phát triển, đến nay có 235 ha nhưng chủ yếu dùng giống địa phương và người dân trồng tự phát, không tuân theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc đến thu hoạch, thị trường tiêu thụ dứa lại không ổn định. Do đó khi huyện có chủ trương phát triển vùng trồng dứa nguyên liệu đầu tư với hình thức liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm đã được người dân địa phương vui mừng đón nhận. Bước đầu tại xã Hải Phúc đã trồng 5 ha với giống Queen, phát triển rất tốt và hiện tại đã có hàng ngàn hộ gia đình ở 13 xã đăng ký tham gia dự án, sẽ chuyển đổi các vùng đất trồng khai sắn, kém hiệu quả sang trồng dứa khoảng 2000 ha. Đây được xem là tín hiệu đầy hứa hẹn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất cằn cỗi ở miền núi, do vậy để Dự án đạt kết quả cao, huyện tiến hành xây dựng thí điểm 10 mô hình tại 10 xã, trên cơ sở đó sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
      Có thể nói, liên kết 4 nhà để hỗ trợ cho người dân sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị cao là 1 hướng đi đúng đã và đang được tỉnh Quảng Trị hết sức quan tâm. Với việc chọn cây dứa để phát triển vùng nguyên liệu có quy mô lớn và cam kết thu mua sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các địa phương nhân rộng mô hình nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên 1 đơn vị diện tích, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
98 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay896
  • Tháng hiện tại19,267
  • Tổng lượt truy cập9,533,441
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây