Khẳng định vị thế của hợp tác xã trong tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ năm - 03/09/2020 22:22
Có thể thấy quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở Quảng Trị những năm qua gặp không ít khó khăn do thời tiết, biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Vậy nhưng, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất không ngừng tăng, đặc biệt xuất hiện nhiều mô hình kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Mô hình HTX trong sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả kinh tế rõ nét - Ảnh: TN​
Mô hình HTX trong sản xuất nông nghiệp đang phát huy hiệu quả kinh tế rõ nét - Ảnh: TN​
  
Đóng góp không nhỏ vào sự thành công chung của ngành nông nghiệp có mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT). Toàn tỉnh hiện có 2.733 THT, với 32.527 thành viên trong đó, lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 240 THT; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có 642 THT; tín dụng có 996 THT; thương mại, dịch vụ 50 THT; lĩnh vực khác 745 THT. Có 319 HTX, Liên hiệp HTX hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó có 289 HTX nông nghiệp, 28 HTX phi nông nghiệp, 11 Quỹ tín dụng nhân dân và 10 HTX giao thông vận tải; 6 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng; 1 HTX vệ sinh môi trường.
 
Huyện Hải Lăng hiện có 12 HTX đã thành lập Liên hiệp HTX nông sản an toàn, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức sản xuất lúa hữu cơ, tạo ra nông sản sạch. Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, mô hình này mang lại hiệu quả cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nhờ có chất lượng tốt nên hiện nay gạo Hải Lăng đã phổ biến trên thị trường, được người tiêu dùng ưa thích. Ngoài sản xuất lúa hữu cơ, huyện đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các HTX mở rộng diện tích lúa chất lượng cao lên 8.290 ha, tích tụ ruộng đất được 14 ha, xây dựng cánh đồng lớn 1.364 ha với diện tích tối thiểu 20 ha/cánh đồng. Đối với vùng cát, các HTX và người dân lựa chọn các loại cây trồng phù hợp và đến nay đưa vào sản xuất một số cây chủ lực mang lại thu nhập cao như lạc, ớt, ném, mướp đắng. Nhờ vậy, giá trị canh tác 1 ha đạt 88,7 triệu đồng. Đặc biệt, xây dựng vùng chuyên canh trồng cam ở vùng gò đồi với diện tích 71 ha, trong đó 20 ha đã cho thu hoạch, bình quân 1 ha thu về 300 - 400 triệu đồng/năm. Không chỉ ở Hải Lăng, tùy theo đặc điểm của từng nơi, các HTX ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh tế và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản.
 
Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất còn gặp không ít khó khăn, nhất là yêu cầu các xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định. Trong lúc đó, tại huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa nhiều nơi chưa có HTX nông nghiệp và phần lớn các HTX còn hạn chế về nguồn vốn, năng lực quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu, số HTX tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp còn ít. Vì vậy, Liên minh HTX tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ, tạo điều kiện cho HTX đổi mới phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ truyền thống sang làm đầu mối liên kết nhiều nhà, cốt lõi là nhà khoa học, nhà doanh nghiệp nhằm giúp nông dân tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng các sản phẩm và xây dựng được thị trường tiêu thụ ổn định.
 
Thực tế hoạt động ở nhiều HTX, THT, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay năng lực và phạm vi hoạt động chủ yếu là cung cấp vật tư nông nghiệp và sản xuất một số mặt hàng thực phẩm tiêu dùng để cung cấp ra thị trường như măng, tiêu, giò chả, bánh, nước mắm, gạo, tinh bột nghệ, tinh bột sắn…Vì thế tốc độ tăng trưởng còn chậm, quy mô nhỏ, năng lực nội tại còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Hầu hết các THT, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang yếu về năng lực chế biến và tiếp cận thị trường còn khó khăn. Hầu hết các THT, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ không đầu tư máy móc để phục vụ chế biến mà làm bằng các thao tác thủ công nên sản phẩm cuối cùng không giám sát được quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm không kiểm định và đo đếm được. Điều này có thể khẳng định chế biến nông sản chưa đạt được yêu cầu của các khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm không kiểm soát được chất lượng sẽ khó tiếp cận được thị trường chuẩn mực như các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, hệ thống siêu thị, bán hàng trên hệ thống thương mại điện tử.
 
Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực cho các HTX các cấp, các ngành cần có cơ chế bảo lãnh vay vốn thông qua nguồn quỹ hỗ trợ phát triển, hỗ trợ sau đầu tư để các HTX tiếp cận được các nguồn tín dụng. Đồng thời khuyến khích thành lập thêm THT và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới cũng như có chính sách riêng để phát triển HTX tại khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc hỗ trợ HTX tham gia hội thảo kết nối cung cầu, giới thiệu sản phẩm, xây dựng website riêng của tỉnh để quảng bá các mặt hàng nông sản và dữ liệu các đơn vị hợp tác tiềm năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
 
Muốn vậy, cần phải có những giải pháp hỗ trợ kinh tế hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị gia tăng. Quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vận hành và phát triển công nghệ, kỹ thuật. Đẩy mạnh việc phát triển các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với THT và HTX để tạo vùng nguyên liệu chủ động. Cải tiến hệ thống chính sách hỗ trợ hiện hành theo hướng đơn giản hóa thủ tục để THT, HTX dễ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ của chính sách. Xây dựng chính sách đặc thù đối với THT, HTX và doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tại vùng khó khăn; chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư phát triển công nghệ mới nhằm cải tiến chủng loại sản phẩm. Đặc biệt là xây dựng cơ chế kiểm soát, đánh giá chất lượng, kiểm soát về các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ tiếp cận các công nghệ chế biến thân thiện với môi trường để sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm tiêu dùng chất lượng cao. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. Đẩy mạnh việc nghiên cứu chế biến những sản phẩm mới, giảm dần tỉ trọng sản phẩm thô, có hàm lượng chế biến thấp để giúp HTX, THT và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả hơn, khẳng định được vị thế của mô hình kinh tế HTX, THT đối với quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh.
 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,491
  • Tháng hiện tại38,478
  • Tổng lượt truy cập9,588,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây