vĩnh Linh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Thứ tư - 10/01/2018 21:50
Nhằm phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thâm canh cây công nghiệp xuất khẩu; hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường; tăng lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích...; đặc biệt là thực hiện nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ huyện về “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển KT-XH của huyện Vĩnh Linh
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển KT-XH của huyện Vĩnh Linh

Trong quá trình thực hiện, huyện tập trung phát triển vùng trọng điểm lúa chất lượng cao. Bình quân hàng năm, toàn huyện gieo trồng lúa 2 vụ, với khoảng 7.000 ha, trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 65%; năng suất đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 35.500 tấn/ năm. Trong sản xuất, huyện chủ động xây dựng phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với tình hình khô hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn; mở rộng diện tích trồng các giống màu, cây gia vị truyền thống trên các diện tích ruộng thiếu nước. Hiện nay, diện tích ngô 548 ha đạt, sản lượng 2.740 tấn, tăng 526 tấn so với năm 2016; diện tích trồng cây lấy bột 3.181 ha; diện tích rau, đậu thực phẩm các loại 1.077 ha; diện tích gieo trồng lạc 1.443 ha… Diện tích cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích cây hồ tiêu 1.310 ha, trong đó đưa vào kinh doanh 1.022 ha, sản lượng 1.380 tấn; diện tích cao su 6.582 ha, trong đó đưa vào kinh doanh 4.969 ha, sản lượng ước đạt 7.454 tấn. Trên nhiều vùng đất khác nhau đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, chuyên canh một số loại cây trồng, từng bước hình thành nên thương hiệu nông sản địa phương, như vùng trọng điểm lúa chất lượng cao, các vùng trồng môn, tía, khoai; liên kết trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và có sự gắn bó chặt chẽ hơn, trên địa bàn huyện có các cơ sở thu mua, các nhà máy chế biến nông sản khá lớn.

 

Trong sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Linh chú trọng thực hiện tốt công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, với những công việc cụ thể như triển khai các đề tài, dự án ưu tiên cho các hoạt động phục vụ tái cơ cấu ngành như: Nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học, phòng chống dịch bệnh; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Trong vụ đông xuân 2016-2017 đã thực hiện 13 mô hình với 345 ha sản xuất lúa hàng hóa tập trung và trợ giá cho hơn 55 tấn giống lúa các loại; vụ hè thu thực hiện 20 mô hình với 210 ha sản xuất lúa hàng hóa tập trung đã góp phần đưa diện tích gieo trồng lúa của huyện sử dụng giống có phẩm cấp lên 85% diện tích, đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của cây lúa. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả các sản phẩm nông sản, giúp người dân từng bước thay đổi cuộc sống, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện đăng ký nhãn hiệu, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn. Hiện nay Vĩnh Linh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận 4 nhãn hiệu hàng hóa tập thể: Ném Vĩnh Linh, Lạc Vĩnh Linh, Dưa hấu Vĩnh Tú, Đậu xanh Vĩnh Giang. Nhiều sản phẩm nông sản chủ lực khác của huyện cũng đã đăng ký nhãn hiệu và chờ Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.

 

Bên cạnh đó, huyện còn chủ động, tiên phong trong triển khai xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, đặc biệt là với ngành nông nghiệp và người nông dân. Ông Thái Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh và Kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển KTXH năm 2017, huyện Vĩnh Linh đã triển khai 3 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, củ, quả sạch theo phương pháp thổ canh với tổng diện tích 4.500 m2 tại 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú với tổng kinh phí đầu tư trên 2,7 tỷ đồng. Trong đó, mô hình trồng dưa lưới, dưa hấu công nghệ cao tại Hợp tác xã Trường Sơn (Vĩnh Tú), sau hơn 3 tháng thực hiện thu hoạch 4 tấn dưa lưới thu được gần 180 triệu đồng. Sau thành công từ vụ đầu tiên, HTX đang triển khai vụ mùa thứ 2. Mô hình trồng dưa, rau, củ, quả sạch trong nhà màng tại HTX DVNN Thủy Trung (Vĩnh Trung), HTX Huỳnh Công Tây (Vĩnh Tú) đã đưa vào sản xuất, cây trồng sinh trưởng tốt. Huyện còn xây dựng 1 mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu tại HTX Thành Công (Vĩnh Trung) với quy mô 1.000 m2 , kinh phí đầu tư hơn 1,9 tỷ đồng, hiện nay đang hoàn thiện các hạng mục xây dựng mô hình; xây dựng 1 mô hình vườn tiêu mẫu áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến với quy mô 1 ha tại xã Vĩnh Kim, dự toán kinh phí xây dựng 1,2 tỷ đồng, hiện đang triển khai; xây dựng 2 lô quầy tại chợ Hồ Xá để bán và giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp trồng tại các mô hình ứng dụng công nghệ cao và các sản phẩm nông sản sạch trên địa bàn.

 

Anh Lê Văn Vượng, ở thôn Thủy Tú 2, xã Vĩnh Tú cho biết: “Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình hiệu quả hơn, tôi đã đi tham quan, học hỏi mô hình trồng dưa lưới ở Thanh Hoá. Nhận thấy quê mình cũng có điều kiện phù hợp, nên tôi và các thành viên trong HTX Trường Sơn quyết định áp dụng mô hình này. Được sự hỗ trợ của huyện, tôi cùng với các thành viên HTX đầu tư nhà màng khép kín, trồng 4.800 gốc dưa lưới và dưa hấu trên diện tích 2.000 m2 . Thực hiện đúng quy trình trồng sạch, được kiểm chứng đảm bảo an toàn nên giá bán ra cao và ổn định. Thành công từ lần đầu tiên là động lực để chúng tôi tiếp tục triển khai mô hình này trong thời gian tới”.

 

Thành công bước đầu trong thực hiện tốt các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở để huyện Vĩnh Linh nhân rộng ra trong toàn huyện nhằm khai thác tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của nền nông nghiệp địa phương; đồng thời tiếp tục nghiên cứu thêm các cây trồng, vật nuôi phù hợp; lựa chọn các hợp tác xã, tổ hợp tác có năng lực, tâm huyết tham gia thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu nhu cầu thị trường trong, ngoài nước để áp dụng các mô hình công nghệ cao phù hợp, hiệu quả cao nhằm phát triển đa dạng nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân.

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay13,478
  • Tháng hiện tại87,457
  • Tổng lượt truy cập8,180,993
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây