Trồng sắn dây cho thu nhập cao

Chủ nhật - 11/03/2018 20:38
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này ông Bùi Thanh Bình ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đang khẩn trương thu hoạch vụ sắn dây đầu tiên. Ông rất phấn khởi khi đất đã không phụ lòng người, công sức và tiền của bỏ ra đã thu lại được điều mà ông mong muốn
Mô hình trồng sắn dây của ông Bùi Thanh Bình
Mô hình trồng sắn dây của ông Bùi Thanh Bình
Gần 100 bụi sắn dây, mỗi bụi bình quân thu hoạch được gần 1 tạ củ tươi. Theo giá thị trường hiện tại, nếu bán sắn tươi 1 kg 15 đến 20 ngàn đồng, nếu bán bột khô 1 kg giá khoảng 200 ngàn đồng, tính ra vườn sắn của ông Bình, sau khi trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng. Chuyện trò cùng chúng tôi, ông cho hay: Quê ông ở tỉnh Hải Dương, trong những năm 1971-1972 là chiến sĩ của Sư đoàn 304, từng tham gia chiến đấu tại Quảng Trị và có 1 thời gian đóng quân tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, ở trong nhà bà Nguyễn Thị Bờ và mẹ đã nhận ông là con nuôi. Những năm qua, nhiều lần trở lại thăm mẹ, thấy đất đai ở đây màu mỡ, giống ở Hải Dương, ông nghĩ chắc sẽ phù hợp với cây sắn dây mà bao năm qua ông đã trồng và cho thu nhập cao. Ông đã bàn và mời lãnh đạo xã, Hội Nông dân và cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Cam Lộ ra tại quê ông tham quan, học tập kinh nghiệm và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sắn dây. Đầu năm 2017, ông vào ở lại nhà mẹ nuôi, khảo sát đất đai và quyết định đưa giống sắn dây lai Hải Dương vào đất Cam Chính trồng vụ đầu tiên mong muốn giúp cho gia đình mẹ Bờ có cuộc sống tốt hơn và tạo ra một mô hình phát triển kinh tế cho địa phương với loại cây trồng mới. Sau khi thuê máy cải tạo 0,5 ha đất, đầu tư hơn 50 triệu đồng, lắp đặt giàn lưới che nắng, đào giếng chủ động nguồn nước tưới, ông ươm giống, đắp đất thành ụ nổi và tiến hành trồng. Nhờ thay đổi cách thiết kế vườn cây cũng như áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, chỉ sau 8 tháng đã cho thu hoạch, năng suất rất cao. Theo ông Bình, sắn dây là loại cây dễ trồng, không kén đất, đặc biệt rất phù hợp với đất đỏ ba zan, chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh nhưng muốn cho hiệu quả kinh tế lớn, khâu đầu tiên là giống. Lâu nay người dân ở Quảng Trị có thói quen trồng theo kinh nghiệm, thường cắt đoạn dây ở thân cây, quấn vòng, vùi trực tiếp vào ụ đất, cách trồng này, cây ra nhiều rễ, củ nhỏ, năng suất không cao. Do đó cần có sự thay đổi theo cách giâm đoạn dây cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng, phương pháp này cho năng suất cao, sắn nạc củ, nhiều bột mà không bị xơ. Khi thiết kế giàn phải tính toán đảm bảo đủ cho dây sắn leo, tránh các dây sắn đè lên nhau vì giảm khả năng quang hợp, đặc biệt không để dây sắn chạm đất, sắn sẽ đâm rễ tạo gốc mới, năng suất giảm. Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc cần chú ý tăng lượng phân chuồng và giữ ẩm thường xuyên.
Có thể nói, tuy là vụ đầu tiên nhưng đã cho kết quả khả quan, tuy vậy ông Bùi Thanh Bình vẫn chưa thỏa mãn. Trong những vụ tới, cùng với mở rộng diện tích, ông rút kinh nghiệm đắp ụ nhỏ hơn để tăng thêm số cây và thu hoạch dễ hơn. Đồng thời điều chỉnh thời gian trồng cho phù hợp với khí hậu, thời tiết ở Quảng Trị, tránh thu hoạch đúng vào thời gian có mưa rét, gặp nhiều khó khăn trong phơi sấy. Mô hình này mang lại thành công, mở ra hướng cho xã Cam Chính nói riêng và huyện Cam Lộ đưa vào thêm một loại cây trồng mới. Ông Nguyễn Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Cam Chính cho biết: Trong những năm qua, xã đã tích cực thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến cáo và hỗ trợ cho người dân đưa vào trồng 1 số loại cây chủ lực như hồ tiêu, nghệ, gừng, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao. Tuy nhiên, qua mô hình trồng sắn dây của ông Bùi Thanh Bình cho thấy đây là loại cây trồng rất phù hợp, chi phí thấp, thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn nhưng lại cho năng suất cao và khâu tiêu thụ dễ hơn các loại sản phẩm khác, do đó xã sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo nhân rộng. Còn ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ nhấn mạnh: Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những năm qua, huyện đã khuyến khích và động viên người dân đưa vào trồng thử nghiệm một số laoij cây trồng mới. Khi biết mô hình này triển khai ở xã Cam Chính và mới đây khi thu hoạch, lãnh đạo huyện đã vào tận nơi xem và nhận thấy đây là loại cây mang lại lợi nhuận cao và sẽ có hướng hỗ trợ để phát triển có quy mô lớn hơn. Cùng với việc chỉ đạo các xã nghiên cứu, chọn lựa đất đai và chuyển những diện tích trồng các loại cây trồng hiệu quả thấp sang trồng sắn dây, huyện sẽ nghiên cứu hỗ trợ về vốn, kinh phí để mua máy sấy, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa bào quản được lâu. Đặc biệt tiến hành các bước, tiến đến xây dựng thương hiệu cho cây sắn dây Cam Lộ để thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
98 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay706
  • Tháng hiện tại16,054
  • Tổng lượt truy cập9,530,228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây