Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2022

Thứ bảy - 31/12/2022 01:34
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu của tỉnh trong triển khai chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc tập trung hoàn hiện hệ thống cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn về triển khai chương trình, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và nhất là người dân nông thôn đã chung sức, đồng lòng, đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy.
Một tuyến đường kiểu mẫu của xã Cam Nghĩa
Một tuyến đường kiểu mẫu của xã Cam Nghĩa
Trong năm 2022, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã ban hành tổng số 104 văn bản về cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (với 03 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 27 văn bản của UBND tỉnh, 54 văn bản của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, 20 văn bản của các huyện, thị xã). Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chú trọng và phát huy hiệu quả, đặc biệt đã tổ chức thành công Lễ phát động Phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 và được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của tỉnh, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ và có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ các cấp và người dân trong xây dựng nông thôn mới; bên cạnh đó, công tác đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới tiếp tục là một trong những giải pháp thiết thực, phát huy hiệu quả hỗ trợ giúp các xã hoàn thiện nâng cao các tiêu chí. Các cấp, các ngành đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, kịp thời hỗ trợ các xã duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 63 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình UBND tỉnh xét, công nhận thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nông thôn mới nâng cao, đảm bảo chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của tỉnh đã đề ra; bình quân tiêu chí toàn tỉnh đạt 14,1 tiêu chí/xã, trong đó các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt bình quân 7,9 tiêu chí/xã. Có 33 thôn tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ đã được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu; có 04 thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn thôn nông thôn mới. Tổng nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới năm 2022 trên địa bàn tỉnh là hơn 11.921 tỷ đồng.

Xây dựng nông thôn mới luôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương vào cuộc và triển khai quyết liệt, nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng cao. Kết quả thực hiện Chương trình năm 2022 cơ bản đạt được lộ trình của tỉnh đề ra, diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng từng bước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, thành viên BCĐ các chương trình MTQG tỉnh đã tập trung chỉ đạo xây dựng, ban hành hệ thống cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện chương trình, làm cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai cho giai đoạn 2021-2025; ngân sách tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí cho chương trình xây dựng nông thôn mới với mức tối thiếu 70 tỷ đồng/năm. Hoạt động thông tin, tuyên truyền tiếp tục phát huy hiệu quả; Phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới” đã đi vào cuộc sống, thu hút được người dân và cộng đồng tham gia vào xây dựng nông thôn mới, nhất là những vấn đề thiết thực, tác động trực tiếp đến cải thiện chất lượng sống và điều kiện sinh hoạt ở nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2022 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại chính, đó là: kết quả xây dựng nông thôn mới của một số vùng miền vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn (như huyện Hải Lăng đạt bình quân 17,1 tiêu chí/xã, trong khi đó huyện Hướng Hóa chỉ đạt bình quân 8,1 tiêu chí/xã); tiến độ xây dựng, ban hành hệ thống cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn từ trung ương đến tỉnh còn chậm; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh của chương trình nông thôn mới đến 28/12/2022 chỉ mới đạt khoảng trên 26%; nhiều tiêu chí, chỉ tiêu quy định mới và cao hơn bộ tiêu chí cũ đã làm sụt giảm tiêu chí tại nhiều địa phương; một số xã sau đạt chuẩn có tình trạng hài lòng, thỏa mãn với kết quả đạt được, thiếu quyết liệt trong việc duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí để hướng đến nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về kết quả đạt chuẩn.

Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2022, các cấp, các ngành, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023 của tỉnh đã đề ra./.

Nguồn tin: Minh Hải, Văn phòng Điều phối nông thôn mới

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay8,338
  • Tháng hiện tại72,331
  • Tổng lượt truy cập8,272,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây