Đổi thay ở Ba Nang

Thứ hai - 01/11/2021 21:48
Trở lại Ba Nang lần này, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển biến tích cực của một xã được xếp vào diện đặc biệt khó khăn của huyện Đakrông. Từ thực hiện phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho đến việc đầu tư hệ thống đường sá để kết nối vùng miền, tạo thuận lợi cho việc đi lại và các hoạt động giao thương, buôn bán, giao lưu văn hóa; giữ vững an ninh trật tự khu vực biên giới, đặc biệt là luôn quan tâm nâng cao đời sống Nhân dân, phát huy nội lực trong dân…, là những nhân tố quan trọng tạo sự đổi thay trên mảnh đất này.
Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở xã Ba Nang - Ảnh: H.N
Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở xã Ba Nang - Ảnh: H.N
 
Những năm qua, xã Ba Nang đã tập trung phát huy lợi thế của địa phương về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Chính quyền địa phương đã luôn đồng hành, hỗ trợ người dân phát triển trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Tổng diện tích gieo trồng hằng năm của toàn xã ước khoảng 500 ha, trong đó, cây lúa khoảng 80 ha, cây ngô 82 ha, cây sắn hơn 170 ha…
 
Bên cạnh việc tiếp tục chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng hiện có khoảng 200 ha, trong năm 2020 người dân tiếp tục trồng thêm rừng sản xuất với diện tích 42,60 ha. Xã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại gắn với bảo vệ môi trường. Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn khoảng 7.163 con. Về thương mại - dịch vụ, trên địa bàn có 2 cơ sở sửa chữa xe mô tô, xe máy, 3 hộ kinh doanh vận tải, 31 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và hàng tạp hóa quy mô nhỏ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
 
Mô hình kinh doanh có liên kết được duy trì, có 1 sản phẩm của Hội sản xuất và kinh doanh rượu men lá truyền thống xã Ba Nang đã được đăng ký bảo hộ sản phẩm, thương hiệu và công nhận sản phẩm 3 sao, được bình chọn là sản phẩm tiêu biểu năm 2018 của tỉnh với 10 thành viên tham gia, thu nhập bình quân đạt 24 triệu đồng/ thành viên/năm. Xã Ba Nang phối hợp với ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh... Nhìn chung, nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả của nguồn vốn.
 
Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xã Ba Nang duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Về lĩnh vực y tế, duy trì tốt công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm thực hiện tốt, nhất là tuyên truyền tạo sự chuyển biến trong nhận thức đến hành động của người dân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo cơ hội, sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của phụ nữ, trẻ em gái trên các lĩnh vực.
 
Công tác quốc phòng - an ninh luôn được quan tâm chú trọng nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa được thực hiện tốt. Toàn xã có 4/5 thôn đạt danh hiệu đơn vị văn hóa; trên 75% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; hơn 75% số hộ sử dụng ti vi, có hơn 1.000 thuê bao di động. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện trong toàn xã với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhiều tấm gương người đồng bào dân tộc thiểu số tiên phong trong thực hiện phong trào hiến đất, tài sản trên đất, ngày công, tiền…, qua đó, góp phần cùng toàn xã đạt 8/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
 
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ba Nang Lê Văn Thắng, Ba Nang hiện nay vẫn được xem là một xã đặc biệt khó khăn, với địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi núi, sông suối; có 10 km đường biên giáp với nước bạn Lào. Toàn xã có 5 thôn, với 678 hộ, 3.431 khẩu, trong đó người đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 94,5%; trình độ dân trí còn thấp. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào cây ngô, cây sắn, trồng rừng; thu nhập bình quân năm 2020 là 10,8 triệu đồng/người; tỉ lệ hộ nghèo chiếm 37,46%, hộ cận nghèo 12,83%. Đánh giá một cách tổng thể, xã Ba Nang vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ cấp trên để tạo “cú hích” mạnh mẽ cho sự đổi thay nơi đây. Đối với địa phương, tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Trong đó, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào địa bàn; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển văn hóa - xã hội một cách đồng bộ, giải quyết tốt các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, gia đình và các chính sách xã hội khác; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân…

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay2,143
  • Tháng hiện tại41,477
  • Tổng lượt truy cập9,591,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây