Thực hiện chương trình nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hóa

Thứ năm - 21/10/2021 04:28
Đakrông là huyện biên giới, miền núi nằm về phía tây tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên trên 118.483 ha; với 12 xã và 01 thị trấn, dân số trên 4.500 người ( đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chiếm 80% dân số). Có 48,5 km đường biên giới với nước lào, là huyện đặc biệt khó khăn, có xuất phát điểm thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, mặt bằng dân trí thấp, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, việc huy động nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Đường nội thôn ở thôn Tà Lao xã Tà Long được bê tông hóa thuận tiện việc giao thương cho người dân
Đường nội thôn ở thôn Tà Lao xã Tà Long được bê tông hóa thuận tiện việc giao thương cho người dân

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 16,02%/năm; trong đó : Nông , lâm, thủy sản tăng 12%; công nghiệp-TTCN, xây dựng tăng 21,45%; thương mại- dịch vụ tăng 14,79%... Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 1.223,462 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 20,5 triệu đồng/người/năm tăng 16,5 triệu đồng so với năm 2010; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 56,55% năm 2016 xuống còn 29,1% năm 2020; Toàn huyện có 1/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và không có xã đạt dưới 8 tiêu chí. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỷ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp được quan tâm đầu tư, có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, người dân biết áp dụng KHKT và sản xuất nông nghiệp; an sinh xã hội được đảm bảo, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc, tinh hình an ninh- chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữu vững.
 
Những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Trong giai đoạn 2018-2020, toàn huyện đã nâng cấp, xây dựng được 226,7km đường nhựa, đường bê tông xi măng; 28,8km đường cấp phối; 253,45km đường giao thông nông thôn được nhựa hóa và bê tông hóa, thuận tiện cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Về hạ tầng thủy lợi, giai đoạn 2008-2020 việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, sữa chữa có bước phát triển đáng kể tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đời sống, sinh hoạt của người dân nông thôn từng bước được chuyển biến tích cực. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 56 công trình thủy lợi chủ động tưới cho 490 ha diện tích đất lúa 2 vụ, đạt 89,74 %; 63,801/66,943km kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Đến cuối năm 2020, có 12/12 xã đạt tiêu chí nông thôn mới về thủy lợi.

Mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, toàn huyện có 73/73 thôn, bản với 9.154/9.281 số hộ sử dụng điện an toàn. Hệ thống trường học ở các cấp được quan tâm đầu tư, hầu hết các trường ở các xã, thị trấn đều có trường cao tầng, phòng học từng bước được kiên cố hóa. Hiện nay, có 13 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 33,3%, có 02 xã đạt tiêu chí quốc gia về trường học. Cơ sở vật chất y tế được tăng cường, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân cư nông thôn từng bước được nâng cao, nhiều thiết bị công nghệ cao được đưa vào chăm sóc, khám chữa bệnh cho người dân, có 12/12 xã đạt chuẫn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, mạng lưới thông tin truyền thông phát triển khá nhanh, kết cấu hạ tầng văn hóa ngày được tăng cường, 12/13 xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh, 13/13 xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình. Hệ thống nước sạch, vệ sinh môi trương nông thôn từng bước đước cải thiện, tỷ lệ hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 85%...

Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Đó là sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đakrông trong việc triển khai thực hiện. Đó cũng là tiền đề để huyện Đakrông tiếp tục thực hiện  mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm tiếp theo./.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử huyện Đakrông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,005
  • Tháng hiện tại41,339
  • Tổng lượt truy cập9,590,924
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây