Ô nhiễm môi trường từ thuốc bảo vệ thực vật. Bài 1: Báo động tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ tư - 02/08/2017 20:47
Hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp đó là phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, việc buôn bán mặt hàng này không được quản lý chặt chẽ cộng với hệ lụy từ những kho chứa thuốc BVTV thời bao cấp chưa được xử lý triệt để đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nông sản cũng như cuộc sống của người nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nông dân phun thuốc BVTV nhưng thiếu bảo hộ lao động
Nông dân phun thuốc BVTV nhưng thiếu bảo hộ lao động

Với diện tích gieo trồng trung bình mỗi năm khoảng 80.000 ha, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ở Quảng Trị tương đối lớn. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm vật tư nông nghiệp trong đó có các loại thuốc BVTV nhập vào thị trường tỉnh ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại và chất lượng. Tuy nhiên, giữa “ma trận” các sản phẩm thuốc BVTV thì việc mua, bán, sử dụng thuốc BVTV đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.

 

Trên 57% cơ sở kinh doanh thuốc BVTV “chui”.

 

Trong vai người dân, chúng tôi đến chợ Thuận, xã Triệu Thuận (huyện Triệu Phong) tìm mua thuốc BVTV thì được tiểu thương ở đây giới thiệu đến một quầy hàng tạp hóa giữa chợ. Theo quan sát của phóng viên, quầy hàng này bán đủ các loại từ phân bón, thức ăn chăn nuôi, đồ dùng gia dụng và cả thuốc BVTV. Thời điểm chúng tôi đến, vài nông dân đang chăm chú chọn thuốc BVTV được bày trong một thùng giấy cát tông đặt giữa sàn nhà.

 

Theo người chủ cửa hàng, cần mua thuốc trừ sâu loại nào cửa hàng cũng có. Tuy nhiên, muốn phun sâu mau chết thì chọn những loại độc tố cao. Nông dân ở đây quá quen với nhãn mác các loại thuốc, mỗi khi có nhu cầu phun thì họ chủ động vào hàng chọn thuốc.

 

 

  Theo thống kê của ngành chức năng, trong tỉnh Quảng Trị hiện có 187 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV nhưng chỉ có 80 cơ sở được cấp phép. Như vậy trên 57% cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không phép, không đủ điều kiện hoạt động. Với những điểm bán thuốc BVTV không phép này, ngoài việc không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất về nhà kho kín chứa thuốc, không có danh mục thuốc, không có niêm yết giá thì người bán cũng không có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực trồng trọt và BVTV nên việc tư vấn, giới thiệu thuốc BVTV không thể chính xác. Do không bán thuốc đúng với loại bệnh của cây trồng cũng như không biết cách tư vấn thời điểm phun thuốc, liều lượng và kỹ thuật phun thuốc cho người mua dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Khi được hỏi về số lượng, chủng loại thuốc đang bày bán, chủ cửa hàng cho biết, do bán nhiều mặt hàng nên cũng không thể nhớ hết được. Bây giờ cách sử dụng, liều dùng loại nào cũng có trên bao bì, cứ làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất chứ có khó gì đâu? Tình trạng bán thuốc BVTV lẫn lộn giữa các mặt hàng khác đang diễn ra nhiều địa phương, đặc biệt là ở các chợ vùng nông thôn.

 

Tại chợ Cầu (huyện Gio Linh) có hai quầy hàng tạp hóa giữa chợ có bán thuốc BVTV, hoặc chợ Nam Đông (huyện Gio Linh) cũng bán thuốc BVTV lẫn lộn với giữa các mặt hàng thức ăn gia súc, đồ dùng gia dụng hay chợ Do (huyện Vĩnh Linh), chợ Ái Tử (huyện Triệu Phong)… cũng có thuốc BVTV được bày bán lẫn lộn trong các ki ốt bán thức ăn chăn nuôi, quầy hàng gia vị, thực phẩm...

 

Những cơ sở kinh doanh thuốc BVTV kèm với những mặt hàng khác trên địa bàn tỉnh hiện nay đều là những cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV không được cấp phép, hoạt động lén lút.

 

Theo thống kê của ngành chức năng, trong tỉnh Quảng Trị hiện có 187 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV nhưng chỉ có 80 cơ sở được cấp phép. Như vậy trên 57% cơ sở kinh doanh thuốc BVTV không phép, không đủ điều kiện hoạt động.

 

Với những điểm bán thuốc BVTV không phép này, ngoài việc không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất về nhà kho kín chứa thuốc, không có danh mục thuốc, không có niêm yết giá thì người bán cũng không có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực trồng trọt và BVTV nên việc tư vấn, giới thiệu thuốc BVTV không thể chính xác.

 

Do không bán thuốc đúng với loại bệnh của cây trồng cũng như không biết cách tư vấn thời điểm phun thuốc, liều lượng và kỹ thuật phun thuốc cho người mua dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng.

 

Nông dân sử dụng thuốc BVTV theo... cảm tính

 

Trung bình mỗi năm Quảng Trị sử dụng 160 tấn thuốc BVTV. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân hiện nay chủ yếu theo cảm tính. Gặp một nông dân tìm mua thuốc diệt rầy cho lúa ở chợ Cầu (huyện Gio Linh) chúng tôi hỏi về kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa thì được biết, hiện cây lúa trên địa bàn tỉnh đang bị rầy và bệnh lùn sọc đen gây hại. Nông dân thường tự tìm đến các cửa hàng bán thuốc BVTV mua thuốc về phun.

 

Tuy nhiên, do thị trường có quá nhiều loại thuốc diệt rầy, đọc hướng dẫn trên bao bì thì thấy loại nào cũng tốt nên không biết mua loại nào cho đúng. Nông dân mua thuốc thường theo hàng xóm dùng loại nào hiệu quả thì mua theo hoặc đến quầy bán thuốc BVTV hỏi. Người bán thuốc BVTV thường tư vấn những dòng sản phẩm mới, độc tính mạnh để phun sâu bệnh. Cũng vì thế việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân rất cảm tính và đang bị lạm dụng.

 

Hỏi về quy trình chăm bón cây lúa, chúng tôi mới biết hạt lúa giống từ khi gieo xuống ruộng 3 ngày đã phun thuốc diệt cỏ, 15 ngày sau phun thêm một đợt thuốc diệt có chát, cỏ mật. Lúa đẻ nhánh phun thuốc rầy. Sau khi bón thúc đòng nếu rầy, đạo ôn xuất hiện trở lại thì tiếp tục phun thuốc. Rồi cao điểm là khi lúa ôm trổ đòng đến đỏ đuôi, giai đoạn này lúa hay bị bệnh khô vằn, lem lép hạt nên lại phun...

 

Nhiều người mua thuốc BVTV về còn tự ý tăng nồng độ thuốc cao hơn khuyến cáo hoặc pha trộn nhiều loại thuốc trong một lần phun... Một bộ phận không nhỏ nông dân, nhất là ở vùng miền núi, sâu xa, người dân còn khá mơ hồ về các đối tượng dịch gây hại, về việc sử dụng thuốc BVTV 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng - nồng độ và đúng cách) cũng như việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Theo một điều tra của ngành nông nghiệp tỉnh, khoảng 76% nông hộ được khảo sát thường vứt bỏ vỏ thuốc BVTV sau khi sử dụng ngay tại nơi phun thuốc.

 

92% nông dân được khảo sát thường rửa bình phun thuốc BVTV ngay trong kênh nội đồng hoặc trong các mương, ao trong ruộng. Nước thải từ việc rửa các dụng cụ phun thuốc được đổ ngay trong ruộng. Những người còn lại mang bình phun thuốc rửa và đổ nước thải trực tiếp trong kênh mương.

 

Thói quen này đã đưa một dư lượng thuốc BVTV đáng kể vào nước trong kênh mương, gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Có thể thấy việc dễ dàng mua, bán, sử dụng thuốc BVTV khiến nông dân không mấy quan tâm đến những hậu quả khi lạm dụng thuốc BVTV. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà nguy hại hơn là tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, giảm giá trị nông sản và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập499
  • Hôm nay1,740
  • Tháng hiện tại32,289
  • Tổng lượt truy cập9,581,874
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây