Phó Bí thư thưởng trực tỉnh ủy làm việc với các ngành chuẩn bị nội dung sơ kết nghị quyết 04-NQ/TU

Thứ năm - 14/10/2021 04:24
Chiều ngày 12/10/2021, đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với các Sở, ngành để chuẩn bị cho Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tỉnh phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và chính quyền đã nghiêm túc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền về Nghị quyết 04-NQ/TU; kịp thời ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết. Quá trình thực hiện đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, sự hưởng ứng của người dân.Vì vậy, sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã đạt được những kết quả quan trọng.Cụ thể trong 7 mục tiêu chính mà Nghị quyết đã đề ra, cơ bản có 6 mục tiêu đạt và vượt kế hoạch, còn 01 mục tiêu, 2 chỉ tiêu trong các mục tiêu chính chưa đạt. Tốc độ tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 3,82%. Sản lượng lương thực bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 28 vạn tấn/năm.Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt 50%.Đến cuối năm 2020, đảm bảo cấp nước tưới tưới tiêu ổn định, chủ động cho trên 85% diện tích gieo cấy lúa 02 vụ. Có 51 HTX nông nghiệp kiểu mới, có 200/235 THT nông nghiệp được chứng thực; có 57/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 56,4%, có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, không còn huyện chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Sản xuất nông nghiệp chuyển từ sản xuất nông nghiệp lấy số lượng làm mục tiêu sang chất lượng và giá trị gia tăng; sản xuất theo lợi thế và nhu cầu thị trường, tập trung gắn với chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng đến nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, hữu cơ, thân thiện với môi trường. Tổ chức sản xuất được đổi mới với các hình thức sản xuất hợp tác, liên kết chuỗi giá trị. Đã định hình một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế phát triển.Huy động được nguồn lực khá lớn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn lồng ghép và nguồn vốn tín dụng. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên đáng kể, năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016. Hộ nghèo đa chiều khu vực nông thôn cuối năm 2020 giảm còn 8,95%.  Bộ mặt nông thôn được đổi mới, môi trường sống được cải thiện; tình làng, nghĩa xóm gắn kết mật thiết hơn, hướng đến sự hài lòng của người dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết còn có một sôt tồn tại hạn chế như:cCông tác quy hoạch, kế hoạch và quản trị sản xuất quy mô vùng còn hạn chế; việc huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới còn dàn trải trên nhiều lĩnh vực; một số cơ chế chính sách trong nông nghiệp nông thôn ban hành giai đoạn 2017 - 2020 có điểm chưa phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển chung.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định, nông nghiệp là một trong 03 trụ cột của nền kinh tế, có vai trò là bệ đỡ, vì vậy, cần xác định việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong 5 năm tới. Do vậy, Hội nghị tổng kết Nghị quyết 04 lần này có ý nghĩa quan trọng, cần đánh giá thực chất, khách quan những kết quả đạt được, chỉ rõ những việc chưa làm được, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 04. Đánh giá các chính sách trong thời gian qua được ban hành có hiệu quả, tác động như thế nào đến tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Từ đó đưa ra những quyết sách đúng đắn, bố trí nguồn lực hợp lý để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.Đồng chí lưu ý cần phải xác định rõ mục tiêu cuối cùng của tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống cho người dân. Cuối cùng đồng chí đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo các nội dung cho Hội nghị.
 

Nguồn tin: Lê Oanh, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,810
  • Tháng hiện tại41,144
  • Tổng lượt truy cập9,590,729
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây