Theo đó, UBND tỉnh đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và phân công 22 sở, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh phụ trách, đỡ đầu 92 xã trên địa bàn xây dựng nông thôn mới. Mỗi đơn vị sẽ nhận phụ trách, đỡ đầu 4 xã. Đây là các xã đang gặp một số khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để việc phụ trách, đỡ đầu các xã xây dựng nông thôn mới diễn ra thuận lợi, hiệu quả, UBND tỉnh đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn được phân công phụ trách, đỡ đầu và thực hiện phong trào “Ngày thứ 7 vì nông thôn mới” theo chủ trương, kế hoạch hằng năm.
Đối với công tác đỡ đầu, các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh cần rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã được đỡ đầu theo định kỳ 6 tháng và hằng năm; huy động có hiệu quả các nguồn lực để hỗ trợ xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo lộ trình của tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các xã triển khai thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới; thành lập tổ công tác do thủ trưởng cơ quan phụ trách để xây dựng chương trình, kế hoạch giúp đỡ xã được phân công đỡ đầu…
Với công tác phụ trách, các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh phải theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các xã triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới theo lộ trình, kế hoạch của tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành khác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của địa phương được phân công.