Năm 2021, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai năm 2020, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và thủy sản, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết trong năm, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý, chỉ đạocông tác tổ chức sản xuất thông qua việc ban hành nhiều đề án, phương án, kế hoạch, công văn kịp thời, sát đúng với tình hình sản xuất; đồng thời phối hợp hiệu quả với các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các HTX sản xuất nông nghiệp và bà con nông dânđể tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua các mô hình liên kết, xây dựng các mô hình ứng dụng KHCN để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường.
Kết quả sản xuất năm 2021 của toàn ngành đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt3,02% vượt chỉ tiêu đề ra (Chỉ tiêu năm 2021: 2,5-3%). Sản lượng lương thực ước đạt 29,4 vạn tấn, vượt 13,2 % kế hoạch (Kế hoạch: 26 vạn tấn). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 47.609 tấn, đạt 116,3% kế hoạch năm 2021.Trồng rừng tập trung: 9.893ha,đạt 141,3% KH (KH 7.000 ha).Tỷ lệ che phủ rừng: 50%(đạt 100% KH ).Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92,14%, đạt 100% kế hoạch.Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới: Đến cuối năm 2021 có thêm 6 xã về đích NTM, đạt kế hoạch đề ra (Kế hoạch của tỉnh năm 2021 phấn đấu có từ 6 xã).
Công tác phát triển nông thôn và thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực: Ngành đã phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, trong đó, chú trọng việc lựa chọn, hỗ trợ các địa phương đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021; phát triển sản phẩm nông sản OCOP của tỉnh; rà soát, đánh giá kiện toàn hệ thống hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn; hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP và các nông sảncó chất lượng, giá trị lên sàn thương mại điện tử; công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn; công tác rà soát bố trí dân cư, nhất là các vùng xung yếu. Toàn tỉnh hiện có 57/101 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến cuối năm 2021 có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, đạt mục tiêu kế hoạch năm 2021. Khảo sát, tổng hợp nhu cầu đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ các huyện, thành phố, thị xã với 66 danh mục ý tưởng đăng ký tham gia, đến cuối năm 2021 có thêm 38 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP. Phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel post đưa 53 sản phẩm OCOP, cung cấp danh sách các HTX nông nghiệp có sản phẩm giới thiệu và bán trên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn. Hỗ trợ xây dựng hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, năm 2021, có 58% hợp tác xã xếp loại khá, xúc tiến thành lập mới 09 Hợp tác xã, trong đó có 05 hợp tác xãđược cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hỗ trợ 05 HTX tham gia xây dựng đề án hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trong cả nước. Số HTX trên địa bàn hiện có là 291 HTX và 01 LHHTX.
Hội nghị đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được năm 2021 và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2022 đối với tất cả các lĩnh vực của ngành. Riêng lĩnh vực phát triển nông thôn, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả gắn với liên kết và xây dựng sản phẩm OCOP; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện có hiệu quả công tác bố trí dân cư, đặc biệt là di dân khẩn cấp sau thiên tai để đảmbảo an toàn tính mạng và ổn định cuộc sống cho người dân;Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo, Chương trình OCOP...Tăng cường công tác sơ chế, chế biến nông sảnvà xúc tiến thương mạicho các mặt hàng nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn; Phối hợp, hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương; Thu hút, mời gọi các Doanh nghiệp đến liên kết, hợp tác sản xuất gắn với chế biến nông sản trên địa bàn đối với các mặt hàng nôngsản chủ lực như Lúa, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, tôm…