Cụ thể như: Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kết luận số 168-KL/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định chính sách “Hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết Nghị quyết 161/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 quy định mức hỗ trợ và ngân sách bố trí cho công tác khuyến nông và thú y trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Hiện nay, Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện và tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh tiếp tục ban hành các Nghị quyết, Đề án như Nghị quyết về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất; Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp và PTNT; Đề án khuyến khích phát triển cây dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững.
Để các Nghị quyết, Đề án được ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chhủ động phối hợp với các địa phương rà soát, xác định phương án phát triển các lĩnh vực chuyên ngành của ngành phù hợp với chiến lược phát triển đến 2030, tầm nhìn đến 2050. Trên cơ sở đó, đề xuất tích hợp vào quy hoạch vùng huyện, quy hoạch tỉnh và quy hoạch chuyên ngành cấp quốc gia. Nghiên cứu đề xuất huy động, lồng ghép tổng hợp các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm hình thành các vùng sản xuất cây trồng, con nuôi chủ lực tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Tích cực đi đầu trong nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc. Đẩy mạnh sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, ưu tiên sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao đạt chứng nhận VietGAP, Organic. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu gắn với xúc tiến thương mại sản phẩm.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ người dân và Doanh nghiệp thực hiện nhanh các thủ tục hành chính nhằm thu hút nhiều hơn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.