Kiểm tra thực tế dự án nuôi tôm theo công nghệ biofloc tại 02 xã Triệu Vân và Vĩnh Thái

Chủ nhật - 27/01/2019 22:29
Ngày 23.1.2019, Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tổ chức đoàn kiểm tra dự án nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong và xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh
Kiểm tra thực tế dự án nuôi tôm theo công nghệ biofloc tại 02 xã Triệu Vân và Vĩnh Thái
      Tham dự đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT; đại diện Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh và các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh và địa phương.
      Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng chân trắng 2 giai đoạn theo công nghệ Biofloc thực hiện tại xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong và xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh là một trong những dự án hỗ trợ phát triển sản xuất do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư sử dụng nguồn kinh phí của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Dự án được đánh giá cao về cả quy mô và chất lượng sản phẩm, có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách nuôi tôm truyền thống trước đây.
      Quy trình nuôi tôm chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là giai đoạn ươm tôm trong ao ươm có diện tích 200-500 m2, giai đoạn 2 là giai đoạn nuôi trong ao nuôi có diện tích 2500 m2.  Giai đoạn 1 từ 25-30 ngày áp dụng công nghệ Biofloc tôm sinh rất tốt, môi trường ao nuôi ổn định, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, chi phí đầu tư cho tháng nuôi đầu giảm từ 15-20%. Công tác chuyển tôm giữa 2 giai đoạn được thông qua ống xả trực tiếp, không gây xây xát ảnh hưởng sức khỏe tôm nên khi thu hoạch đạt tỷ lệ sống cao. Sau thời gian nuôi gần 150 ngày (vụ đông)  kích cỡ tôm nuôi vượt yêu cầu dự án đề ra 55-57 con/kg, năng suất đạt 20-25 tấn/ha.
      Ưu điểm lớn nhất của dự án là hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là hội chứng chết sớm trên tôm (Hội chứng EMS thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi), sử dụng men vi sinh là chính hạn chế kháng sinh nên chi phí sản xuất thấp, ao ươm tôm dễ làm, kinh phí thấp. Lợi nhuận đạt 600-700 triệu đồng/ha.
Ngoài việc hỗ trợ một phần kinh phí thì công tác tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho hộ thực hiện và bà con nông dân giúp nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
     Tôm là một trong 2 loại con nuôi chủ lực của tỉnh cho sản lượng cao và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Hiện nay, đối với nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thì dự án nuôi tôm 2 giai đoạn theo công nghệ Biofoc đang thực hiện là một trong những dự án cho hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Dự kiến trong các năm tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục nhân rộng các dự án nuôi tôm nhằm tăng diện tích nuôi, đặc biệt là tại các vùng cát bãi ngang ven biển hướng tới mục tiêu đạt sản lượng 6000 tấn, năng suất đạt 6-7 tấn/ha với diện tích lên đến 1000ha vào năm 2020 theo như mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ phát triển một số cây trồng con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025

Tác giả bài viết: Thùy Vân - Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay2,554
  • Tháng hiện tại66,179
  • Tổng lượt truy cập8,159,715
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây