Kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp

Thứ năm - 16/12/2021 21:40
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, kinh tế có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, GRDP bình quân đầu người liên tục tăng; hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện; hội nhập quốc tế phát triển sâu, rộng; các thành phần kinh tế phát triển nhanh và có hiệu quả, phát sinh nhu cầu lớn về liên kết, hợp tác; các hộ cá thể, nhất là ở vùng nông thôn đẩy mạnh hợp tác sản xuất, kinh doanh dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng năng lực cạnh tranh và liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp để phát triển bền vững.
Điểm kinh doanh thương mại dịch vụ do HTX An Lợi quản lý
Điểm kinh doanh thương mại dịch vụ do HTX An Lợi quản lý
Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, cùng với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung ban hành nhiều cơ chế chính sách để kiện toàn, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác xã nông nghiệp.

 Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 10 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò của kinh tế tập thể và hợp tác xã đã có bước chuyển biến tích cực, từ đó tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể tại địa phương. Việc triển khai các chính sách về nhân lực, đất đai, tài chính, chuyển giao khoa học - công nghệ; hỗ trợ xúc tiến liên kết, tiếp thị, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm được quan tâm hơn.

Giai đoạn 2017-2020, cùng với việc quyết tâm thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT tại Nghị quyết 04-NQ/TU của
Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xaayd ựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp và PTNT đã kịp thời tham mưu xây dựng thành công 51 mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới cấp tỉnh (vượt mục tiêu nghị quyết 04 đã đề ra). Đây là những mô hình hợp tác xã dẫn đầu của tỉnh trong phong trào xây dựng, đổi mới và phát triển hợp tác xã của tỉnh. Các hợp tác xã đã thực sự kiện toàn, đổi mới nâng cao và tổ chức hiệu quả hoạt động dịch vụ, mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực nội tại và hợp tác, liên kết với các đối tác để tăng tích lũy cho hợp tác xã và nâng cao thu nhập thành viên cũng như lợi ích xã hội cho cộng đồng địa phương.

Với những kết quả đó, hiện nay toàn tỉnh có 291 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTX NN hoạt động theo Luật HTX năm 2012 với hơn 71.500 thành viên, doanh thu bình quân 1,2 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận bình quân gần 200 triệu đồng/năm/HTX. Tổng số vốn điều lệ 84,0 tỷ đồng, bình quân gần 300 tr đồng/01 HTX. Có 58% HTX xếp loại khá, tốt, 19% hợp tác xã có tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, 17 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Có 21 HTX có sản phẩm tham gia chương trình OCOP, trong đó có 07 HTX đã được công nhận sản phẩm OCOP (05 sản phẩm 3 sao và 02 sản phẩm 4 sao), 14 HTX còn lại đang tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để đạt chứng nhận OCOP cho giai đoạn tới.

Việc đẩy mạnh kiện toàn, đổi mới đã giúp các hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả tích cực, thật sự làm chỗ dựa vững chắc cho phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp đời sống người nông dân từng bước được nâng cao một cách bền vững. Điển hình như HTX Phú Hưng, HTX NSS canh tác tự nhiên Triệu Phong, HTX Thủy Ba Tây… Các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới dần khẳng định vai trò và đã có những đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đưa Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật HTX 2012 và Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy thật sự đi vào cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế tập thể vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được nhìn nhận thấu đáo để khắc phục trong thời gian tới, đó là: trình độ năng lực cán bộ hợp tác xã trong công tác quản lý, tổ chức sản xuất vẫn chậm đổi mới; một số hợp tác xã lúng túng trong xác định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp; liên kết sản xuất, chế biến, tìm đầu ra cho sản phẩm còn khó khăn, việc tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ chưa nhiều; nguồn lực hỗ trợ cho HTX vẫn còn rất hạn chế.

 Phát triển hợp tác là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã xác định tại Kết luận số 168-KL/TU ngày 04/11/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về kết luận Hội nghị lần thứ 6, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, ngành nông nghiệp cần quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện tốt Kết luận số 70-KL/TW, ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhằm nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế tập thể, từ đó xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tăng cường lãnh đạo thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Chi bộ Chi cục PTNT cũng đã tham mưu ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Thứ 2, khảo sát, đánh giá lại hiện trạng (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của tất cả các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện để hợp tác xã phát triển bền vững. Đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp cho giai đoạn tới. Việc điều tra, khảo sát các HTX cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức đánh giá, phân loại HTX, định hướng trong việc hợp nhất, sáp nhập các HTX quy mô nhỏ nhằm tăng hiệu quả hoạt động và định hướng xây dựng các chuỗi giá trị, hình thành các liên kết, xây dựng sản phẩm OCOP, chuyển đổi số…thông qua vai trò của HTX.

Thứ 3, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, chuẩn hóa đối với từng chức danh cán bộ HTX nông nghiệp để làm cơ sở trong việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch và bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ HTX lâu dài, bền vững. Hỗ trợ cán bộ trẻ có trình độ, năng lực tham gia vào các chức danh quản lý, điều hành hợp tác xã; khuyến khích hộ thành viên cử con em đào tạo trung cấp, đại học về phục vụ cho hợp tác xã, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng địa bàn khó. Trong giai đoạn tới, cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ và lao động trong khu vực hợp tác xã, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiếp cận thị trường, liên kết và tiêu thụ sản phẩm.
 
Thứ 4, tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, mở rộng quy mô hoạt động của HTX bằng cách hợp nhất, sáp nhập các HTX nông nghiệp cùng ngành nghề có quy mô nhỏ (thôn), hoạt động kém hiệu quả để mở rộng quy mô tăng tiềm lực tài chính, hình thành các HTX nông nghiệp quy mô lớn, làm tiền đề thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng vùng nguyên liệu quy mô lớn.

Thứ 5, phát triển và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới, hoạt động hiệu quả, các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị thông qua vai trò của HTX, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp mới chất l­­ượng, năng suất cao, mẫu mã đẹp, có đặc điểm khác biệt, có sức cạnh tranh cao trên thị tr­­ường.

Thứ 6, ưu tiên phân bổ nguồn lực và có quy định về phân bổ nguồn lực để hỗ trợ đẩy mạnh tiếp cận chính sách cho các HTX nông nghiệp, nhất là hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao, sơ chế, chế biến, tham gia chương trình OCOP nhằm thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước cần tập trung hỗ trợ thông qua vai trò của HTX nhằm thúc đẩy HTX phát huy hết vai trò “bà đỡ” cho thành viên và người dân. Có cơ chế thông thoáng hơn trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng thương mại và quỹ hỗ trợ HTX.

Nguồn tin: Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay4,525
  • Tháng hiện tại132,662
  • Tổng lượt truy cập8,542,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây