Quảng Trị thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thứ tư - 29/09/2021 04:24
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp để thực hiện thành công và đạt hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng mô hình thiết bị không người lái trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh Gia Khang
Ứng dụng mô hình thiết bị không người lái trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh Gia Khang
        Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030. Tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số, trong đó nông nghiệp được xác định là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên tập trung thực hiện chuyển đổi số đến năm 2030. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Đề án “Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, đề ra lộ trình, định hướng, giải pháp để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững.
        Trong thời gian qua nhiều thành tựu khoa học công nghệ như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây, viễn thám, GIS …đã được ứng dụng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt đã ứng dụng công nghệ cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây trồng; ứng dụng quy trình công nghệ cao, internet vạn vật (IoT) vào sản xuất hoa lan đại hồ điệp, hoa lily, dâu tây, cà chua siêu ngọt, dưa lưới đã mang lại hiệu quả thiết thực; hơn 1.000 ha lúa đã ứng dụng thiết bị không người lái (Drone) vào chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa. Trong lĩnh vực chăn nuôi, ứng dụng công nghệ IOT, phần mềm ứng dụng kết internet và điện thoại thông minh giúp quản lý vật nuôi, dịch bệnh, môi trường chuồng trại, quản lý giết mổ, truy xuất nguồn gốc, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi. Trong lĩnh vực thủy sản ứng dụng công nghệ vi sinh, hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nước ao nuôi kết nối internet với điện thoại thông minh; công nghệ giám sát hành trình tàu cá. Trong lĩnh vực lâm nghiệp ứng dụng phần mềm theo dõi diễn biến rừng FRMS để cập nhật tất cả các lô rừng biến động trong từng năm trên địa bàn toàn tỉnh vào cơ sở dữ liệu và quản lý đồng bộ trên toàn quốc; Sử dụng các phần mềm Mapinfo, Microstation, QGIS để quản lý, chuyển đổi và khai thác các dữ liệu bản đồ; ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong nhân giống vô tính bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. Trong lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai đã ứng dụng phần mềm Google Earth kết hợp bản đồ nền Map Info để quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi, đê, kè và nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; hệ thống đo mưa tự động Vrain để dự báo lượng mưa, nhiệt độ phục vụ công tác dự báo hạn hán, mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản thủy sản ứng dụng máy bắn màu tự động, sử dụng dây chuyền bán tự động trong sơ chế bóc vỏ, chẽ hạt điều, dây chuyền chiết rót tự động cao dược liệu, ứng dụng hệ thống sấy lạnh sản phẩm nông sản, dược liệu, ứng dụng chuyển đổi số vào truy xuất nguồn gốc, kinh doanh. Ngoài ra, nhiều phần mềm, công nghệ hỗ trợ, chữ ký số được ứng dụng vào hoạt động quản lý, điều hành trong các cơ quan hành chính nhà nước;
          Việc phát triển chuyển đổi số trong thời gian qua đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp của Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hạ tầng phục vụ cho ứng dụng công nghệ mới chưa đồng bộ; hạ tầng phục vụ sản xuất, hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Khối lượng cơ sở dữ liệu yêu cầu số hóa lớn trong khi nguồn lực đầu tư còn ít. Năng lực ứng dụng công nghệ số của cán bộ hợp tác xã, người dân còn hạn chế, thiếu chuyên gia hỗ trợ. Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít, hầu như chưa có doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác xã nông nghiệp thực hiện chuyển đổi số…
        Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu là hướng đi trong thời gian tới của tỉnh. Do đó, việc phát triển hạ tầng, nền tảng số, công nghệ số, các cơ sở dữ liệu của ngành nhằm đổi mới công tác quản lý, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành nông nghiệp gắn với chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của ngành là yêu cầu tất yếu. Với nền tảng hạ tầng mạng viễn thông phát triển nhanh và phủ sóng khá rộng tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng để phát triển công nghệ số. Hiện nay, tỷ lệ phủ sóng hạ tầng internet băng rộng cố định đến trung tâm xã là 100%, đến thôn, bản, khu phố là 86%; Tỷ lệ phủ sóng hạ tầng mạng viễn thông di động đến Trung tâm xã là 100%; thôn, bản, khu phố là 97%; đã hình thành hệ thống thông tin phòng, chống, ngăn chặn thư rác và sao lưu dữ liệu. Có trên 63% THT/HTX được trang bị máy tính, tỷ lệ máy tính được kết nối mạng Internet ước đạt trên 95,8%; 26,1% số người sử dụng thành thạo máy tính, 75,8% số hộ sản xuất nông nghiệp có điện thoại thông minh, trong đó 65,5% số hộ có điện thoại, máy tính kết nối internet, 84,8% số hộ sử dụng thành thạo điện thoại thông minh/máy tính. Đây là sẽ tiền đề và điều kiện rất quan trọng để tỉnh Quảng Trị đi tắt, đón đầu chuyển đổi số thành công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
         Trong thời gian tới tỉnh cần ưu tiên chọn lựa và thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực chính của ngành, trong đó tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản…; Ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trong phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng chủ lực; ưu tiên xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình điểm về ứng dụng internet vạn vật (IoT), viễn thám, GIS, AI; Sử dụng các trang thiết bị hiện đại như: Camera, Flycam, Drone trong chăm sóc, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật và giám sát, quản lý hoạt động sản xuất; ứng dụng quy trình sản xuất khép kín trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm; Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng các phần mềm, công nghệ mới vào quản lý, điều hành, giám sát, dự báo, cảnh báo thiên tai, cháy rừng, an toàn hồ đập, điều tiết tưới tiêu khoa học tiết kiệm….kiệm nước; Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn vệ sinh thực phẩm.
           Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong nông nghiệp thì công tác tuyên truyền nhận thức cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cần đặc biệt được coi trọng. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao kỷ năng ứng dựng công nghệ số, quản lý sản xuất và thực hiện chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp, cán  bộ hợp tác xã; Hỗ trợ đào tạo kiến thức cơ bản về tin học, thương mại, marketing cho ngũ cán bộ hợp tác xã. Tỉnh cũng cần có các chính sách phù hợp, huy động được các nguồn lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đat hiệu quả, góp phần tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Nguồn tin: Lê Oanh, Sở Nông nghiệp và PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay5,313
  • Tháng hiện tại133,450
  • Tổng lượt truy cập8,543,092
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây