Sau gần 10 năm triển khai (2012-2020) đã thực hiện cho trên 705 lớp nghề ngắn hạn dưới 3 tháng với 19.166 lượt người tham gia. Có thể khẵng định rằng đào tạo nghề nông nghiệp, nông thôn đã tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của người lao động về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Từ chổ người nông dân chỉ biết chăn nuôi, trồng trọt... theo kinh nghiệm truyền thống nhưng thông qua công tác đào tạo nghề người học không chỉ được trang bị kiến thức- tay nghề, thay đổi suy nghĩ và cách làm, biết giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người nông dân, nhiều mô hình dạy nghề đã làm thay đổi tư duy và phương thức sản xuất bao đời của người dân như mô hình trồng cây rau màu, gia vị trên vùng đất cát bạc màu ven biển (cho giá trị tăng thêm từ 2-3 lần so với ban đầu); mô hình trồng cây cà phê hữu cơ theo nhu cầu của hội nhập ở vùng đồng bào dân tộc huyện Hướng Hóa; mô hình chăn nuôi (gà, vịt, lợn) theo hướng sạch an toàn.... Đặc biệt là đào tạo theo hướng an toàn sinh học, hữu cơ, công nghệ cao trong những năm trở lại đây được ngành ưu tiên số 1 trong công tác đào tạo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế, bất cập như: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, chọn nghề, định hướng phát triển nghề, vay vốn giải quyết việc làm sau học nghề một số nơi chưa được chú trọng đúng mức. Công tác theo dõi, đánh giá sau học nghề của cơ sở dạy nghề và địa phương chưa kịp thời, nên việc đánh giá hiệu quả đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Một số địa phương chưa quan tâm quản lý học viên sau khi học nghề, chưa xây dựng mô hình liên kết với việc làm, chưa liên hệ với các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, hộ sản xuất- kinh doanh… để giới thiệu việc làm cho việc viên sau học nghề, cũng như bao tiêu sản phẩm, ký kết hợp đồng lao động; Việc đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay mới dừng lại đào tạo bề rộng, chưa đi vào chiều sâu hoặc đào tạo nghề có ứng dụng công nghệ cao...; việc giao chỉ tiêu đào tạo nghề chưa tương xứng với năng lực đào tạo. Do vậy, một số cơ sở đào tạo vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả; Công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề còn hạn chế, thiếu việc lồng ghép các chương trình dự án, xã hội hóa công tác đào tạo nghề còn hạn chế, đặc biệt là việc khuyến khích các doanh nghiệp, các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề, hỗ trợ sau học nghề; Một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn chưa mặn mà giữa đào tạo nghề với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nên họ ít quan tâm, chỉ mong muốn lên thành thị tìm kiếm việc làm, có tiền nhanh mà không cần phải học nghề.
Cái khó hiện nay, là chính người dân vẫn chưa xác định rõ là mình cần đào tạo cái gì? Nghề nào là sở trường của mình?. Và sau khi học xong thì hàng hóa do mình sản xuất ra có đáp ứng được nhu cầu thị trường cần hay không ? đầu ra cho sản phẩm ? giữa tốt và xấu, chính điều này hạn chế ham học của người dân. Bên cạnh đó tư duy còn mang nặng tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ, thiếu tính tổ chức, thiếu quy hoạch (mạnh ai người nấy làm). Đồng thời vấn đề văn hóa cũng là vấn đề đáng quan tâm. Từ đó dẫn tới khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế.
Để các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của tỉnh trong thời gian tới thực sự hiệu quả, đúng mục tiêu, định hướng cần: Tiếp tục đổi mới toàn diện phương pháp tiếp cận đào tạo nghề cho người nông dân, đào tạo theo tín hiệu của thị trường, theo nhu cầu của doanh nghiệp và hội nhập sâu rộng với thị trường khu vực và thế giới, vì vậy xây dựng hệ thống phần mềm tra cứu thông tin thị trường cho người lao động để có sự lựa chọn trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, điều kiện và thị trường lao động; Gắn đào tạo với với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của các địa phương, lợi thế vùng miền. Trọng tâm và ưu tiên số 1 là đào tạo theo hướng hữu cơ, sinh học, công nghệ cao và nông dân nồng cốt tại địa phương; Đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải gắn với việc làm sau đào tạo; Có chính sách đặc thù riêng cho đào tạo nghề nông nghiệp để thu hút các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia truyền nghề cho lao động nông thôn; nông dân học nghề tại các cơ sở, HTX, doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ hữu cơ