Quảng Trị không còn xã miền núi dưới 8 tiêu chí và xã đồng bằng dưới 16 tiêu chí

Thứ bảy - 19/12/2020 03:21
Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, với sự quyết tâm và nỗ lực trong chỉ đạo điều hành đến nay tỉnh Quảng Trị không còn xã miền núi dưới 8 tiêu chí, xã đồng bằng dưới 16 tiêu chí.
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới
          Đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh còn 7 xã miền núi dưới 8 tiêu chí tập trung tại huyện Đakrông, gồm các xã Đakrông, Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, Avao, Hướng Hiệp. Trong 7 xã trên có 1 xã đạt 7 tiêu chí và 6 xã còn lại đạt 6 tiêu chí. Đây là những xã thực sự khó khăn, còn nhiều tiêu chí chưa có xã nào đạt như tiêu chí trường học, hộ nghèo, thu nhập, nhà ở, hình thức tổ chức sản xuất và môi trường và an toàn thực phẩm. Trong năm 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát hiện trạng các tiêu chí, ưu tiên phân bổ nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí. Đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc đề án 1385 của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn lực hỗ trợ thêm là 250 triệu đồng/thôn. UBND huyện Đakrông đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên do còn nhiều khó khăn nên trong năm 2020, các địa phương đã thực hiện tăng thêm từ 1-2 tiêu chí. Các tiêu chí tiếp tục được hoàn thiện gồm thông tin-truyền thông, quốc phòng – an ninh; cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Đến thời điểm này tất cả các xã đã đạt từ 8 tiêu chí trở lên.
         Ông Hồ Văn Hùng, chủ tịch UBND xã AVao cho biết, thực hiện mục tiêu không còn xã miền núi dưới 8 tiêu chí. Trong năm 2020, xã đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí là thông tin truyền thông và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; ngoài ra cần duy trì thêm tiêu chí an ninh trật tự do bị rớt chuẩn so với năm 2019.  Để thực hiện đạt các tiêu chí, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành cấp xã. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thành lập các mô hình tự quản về an ninh trật tự. Ngoài ra, xã chỉ đạo vận động nhân dân thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm; duy trì 1 ngày/tháng tập trung dọn dẹp vệ sinh tại các thôn. Vận động bà con đóng góp lắp đặt hệ thống điện sáng nông thôn, dự kiến cuối năm nay lắp đặt được điện sáng các trục đường cho hơn 35 hộ dân sinh sống. Tuy nhiên do các tiêu chí chưa đạt thực sự rất khó khăn đối với xã. Hiện các tiêu chí như giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa để hoàn thiện đạt chuẩn cần nguồn lực rất lớn. Trong điều kiện người dân còn khó khăn rất khó để huy động thêm nguồn vốn đối ứng. Ngoài ra các tiêu chí như thu nhập, hộ nghèo càng khó đạt. Trong năm 2021 xã đặt mục tiêu phấn đấu đạt thêm 1 tiêu chí là tiêu chí hệ thống chính trị và mỗi năm phấn đấu đạt từ 1-2 tiêu chí, cơ sở để phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 12 tiêu chí theo mục tiêu của tỉnh đã đề ra.
        Đối với các xã đồng bằng, đầu năm 2020 có 8 xã dưới 16 tiêu chí, trong đó 4 xã của huyện Hải Lăng (Hải Chánh, Hải An, Hải Khê, Hải Quy) và 4 xã của huyện Triệu Phong (Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu An, Triệu Độ).  Các tiêu chí chưa đạt chủ yếu là giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng thương mại, trường học, cơ sở vật chất văn hóa. Trong năm 2020, Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Triệu Phong và Hải Lăng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến thời điểm này đã có 1 xã đã hoàn thiện 19 tiêu chí, các xã còn lại đã đạt 16 tiêu chí trở lên.
        Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả quan trọng, tất cả các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết 04-NQ/TU của tỉnh ủy, Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND tỉnh đều đã đạt và vượt kế hoạch. Đây là một quá trình nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu đến năm 2025 không còn xã dưới 12 tiêu chí. Để thực hiện đạt mục tiêu này, đòi hỏi các địa phương miền núi trên địa bàn tỉnh cần phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa vì hầu hết các tiêu chí còn lại đều khó thực hiện; tỉnh cần có chính sách đặc thù cho từng vùng miền, tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, có các giải pháp để thực hiện nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
       Riêng đối với các xã của 2 huyện Hải Lăng và Triệu Phong cần có kế hoạch xây dựng đạt chuẩn trước 2025, để phấn đấu đưa huyện Triệu Phong và Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.
     

Nguồn tin: Lê Oanh, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,141
  • Tháng hiện tại39,345
  • Tổng lượt truy cập9,588,930
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây