Kết quả xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Thứ năm - 17/12/2020 03:18
Triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 và thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, trong 03 năm qua, tỉnh ta đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại HTX Đông Triều, Triệu Phong
Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại HTX Đông Triều, Triệu Phong
        Đến nay, toàn tỉnh có 293 hợp tác xã nông nghiệp và 01 liên hiệp HTX NN hoạt động theo Luật HTX năm 2012 (đạt 100%). Tổng số thành viên các hợp tác xã nông nghiệp gần 73.000 (khoảng 300 thành viên mới). Doanh thu bình quân gần 1.000 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/HTX. Kết quả phân loại hợp tác xã theo Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT gồm có 28% loại tốt, 27,3% loại khá, 41,2% loại trung bình và 3,5% loại yếu.
       Với trọng tâm của giai đoạn này là xây dựng và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, hợp tác xã hoạt đông có hiệu quả, ngày 23/8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2299/QĐ-UBND về ban hành tiêu chí phân loại và đánh giá Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2020. Đồng thời ban hành Quyết định 665/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2020, trong đó lựa chọn để xây dựng ít nhất 50 hợp tác xã kiểu mới theo bộ tiêu chí tại Quyết định 2299/QĐ-UBND. Qua 03 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã có 51 Hợp tác xã đạt tiêu chí kiểu mới, trong đó có 10 HTX đạt tiêu chí năm 2018; 20 HTX đạt tiêu chí năm 2019 và 21 HTX đạt tiêu chí năm 2020. Đây là những hợp tác xã điển hình của tỉnh, có những thành tích nổi bật, những bước đi mới, cách làm hay và đạt được những kết quả cao trong xây dựng và phát triển hợp tác xã, có tham gia trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên, góp phần nâng cao thu nhập và xây dựng nông thôn mới.
       Việc liên kết giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng phát triển mạnh trong 03 năm trở lại đây và đem lại hiệu quả cao cho người dân, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, nhờ đó năng lực hoạt động của các hợp tác xã cũng được tăng thêm một bước. Ngày càng có nhiều hợp tác xã tham gia liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản như: 12 Hợp tác xã liên kết với Công ty TNHH Đại Nam để tổ chức các cánh đồng lớn sản xuất lúa hữu cơ, 03 HTX liên kết với Công ty Nafood xây dựng mô hình trồng chanh leo; Có 04 HTX liên kết theo hình thức chăn nuôi gia công với các công ty như CP, Goolden Star, Thái Việt... và nhiều mô hình tổ hợp tác, liên kết quy mô nhỏ giữa HTX với Doanh nghiệp. Các dự án liên kết trên đã phát huy hiệu quả tích cực về lợi nhuận, nâng cao năng lực cho các HTX về áp dụng các quy trình quản lý chất lượng đồng bộ, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
       Số hợp tác xã có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng tăng lên rõ rệt, ước tính đến hết năm 2020 khoảng 5% (15 Hợp tác xã) có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, số lượng hợp tác xã áp dụng công nghệ trong canh tác, nuôi trồng, bảo quản 08 hợp tác xã; công nghệ tự động hóa 07 HTX, công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh là 01 HTX.
        Số hợp tác xã sở hữu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là 07 Hợp tác xã với nhiều sản phẩm đa dạng như cà phê, gạo chất lượng cao, hồ tiêu, dược liệu, mỹ phẩm...
       Nhiều hợp tác xã được thành lập mới và hoạt động rất năng động, hiệu quả. Cán bộ chủ chốt hợp tác xã được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên để nâng cao năng lực, cập nhật các văn bản, chính sách mới ban hành của nhà nước, định hướng và thông tin thị trường, các quy trình trong sản xuất và kinh doanh... nhằm trang bị thông tin và kiến thức trong quản lý và điều hành hợp tác xã phù hợp với định hướng phát triển trong thời kỳ hội nhập.
       Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các hợp tác xã có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trong thời kỳ hội nhập. Nếu HTX phát triển đúng hướng, mang lại lợi ích cao hơn cho thành viên, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và có vai trò rất lớn trong điều hành sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên và nông dân.
      Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển hợp tác xã có hiệu qủa vẫn còn gặp không ít khó khăn: Nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế hợp tác còn rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu của các hợp tác xã, đặc biệt là nguồn lực để đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ chế biến sản phẩm. Đây là những nhu cầu rất thiết thực của các hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, phục vụ lợi ích trực tiếp của thành viên nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường; Phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; thiếu nguồn lực để hoạt động, đặc biệt là nguồn tài chính, khả năng huy động vốn hạn chế, việc tiếp cận vốn tín dụng còn ít; Trình độ  cán bộ hợp tác xã còn rất hạn chế, chưa có kỹ năng đàm phán thương mại, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; Các HTX chủ yếu cung cấp dịch vụ đầu vào, chưa mạnh dạn để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân, trình độ cán bộ hợp tác xã còn rất hạn chế, chưa thực sự năng động trong cơ chế thị trường hiện nay, thiếu kỹ năng đàm phán thương mại, tiếp cận thị trường…

Nguồn tin: Trần Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,141
  • Tháng hiện tại39,351
  • Tổng lượt truy cập9,588,936
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây