Mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Thứ sáu - 22/09/2023 04:21
Thực hiện Đề án 938 của Chính phủ về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, giai đoạn 2017 - 2027”, đồng thời xác định điểm nhấn trong phong trào xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” của các cấp Hội phụ nữ, Hội LHPN tỉnh đã lựa chọn mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” là mô hình cốt lõi trong triển khai thực hiện.
Mô hình làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em
           Mô hình được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy - UBND xã/phường/thị trấn, chi bộ thôn và sự điều hành của Ban Điều hành mô hình, có nhiệm vụ giúp cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng dân cư tham gia và tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương; Ban điều hành các mô hình có xây dựng quy chế hoạt động của mô hình; xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý. Điểm đặc biệt của mô hình “Làng quê an toàn cho PN, TE” là Ban Điều hành do Bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn, khu phố trưởng làm trưởng ban điều hành; 100% mô hình có thành viên là nam giới, trong mỗi kỳ sinh hoạt, hội họp nam giới tham gia từ 25- 35%. 
           Từ mô hình điểm ở thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, với sự nỗ lực tích cực của các cấp Hội, đến nay đã nhân rộng 70 mô hình thành lập trên 9 huyện, thị, thành phố với 8.788 thành viên tham gia (có trên 40% nam giới tham gia thường xuyên các hoạt động), trong đó Hội LHPN tỉnh hỗ trợ thành lập 10 mô hình/7 huyện.
Mô hình được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy - UBND xã/phường/thị trấn, chi bộ thôn và sự điều hành của Ban Điều hành mô hình, có nhiệm vụ giúp cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng dân cư tham gia và tổ chức các hoạt động đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại địa phương; Ban điều hành các mô hình có xây dựng quy chế hoạt động của mô hình; xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý. Điểm đặc biệt của mô hình “Làng quê an toàn cho PN, TE” là Ban Điều hành do Bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn, khu phố trưởng làm trưởng ban điều hành; 100% mô hình có thành viên là nam giới, trong mỗi kỳ sinh hoạt, hội họp nam giới tham gia từ 25- 35%. 
          Các cấp Hội cũng chú trọng công tác tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho BĐH, thành viên mô hình, đã tổ chức 43 lớp tập huấn cho 4.459 thành viên nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm vai trò, kỹ năng của ban điều hành, các thành viên tham gia mô hình. Phối hợp lồng ghép tổ chức 87 buổi truyền thông cho 4.350 thành viên mô hình, cán bộ hội viên phụ nữ về xử lý rác thải tại nguồn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chăm sóc sức khỏe sinh sản…
         Tại các mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” Hội đã huy động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng các mô hình nhỏ như: mô hình nhóm U10, mô hình xử lý rác thải tại nguồn, mô hình sinh kế. Đến nay, đã thành lập được 18 mô hình “Nhóm cha mẹ có con từ 0-10 tuổi” với 446 thành viên; 91 mô hình thu gom, xử lý rác thải tại nguồn với 2.262 thành viên, 187 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, được xây dựng, củng cố và phát huy hiệu quả. Từ các nguồn vận động đã hỗ trợ 86 mô hình sinh kế cho 140 thành viên với tổng số tiền là 266,1 triệu đồng; hỗ trợ 21 nhà tiêu hợp vệ sinh,1.790 thùng rác, giỏ rác; 2.485 cây xanh, 20 sân chơi an toàn; lắp đặt 06 camera an ninh cho 2 thôn.
       Để tiếp tục lan toả ý nghĩa của mô hình, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức cuộc thi trực tuyến “Sáng kiến thúc đẩy mô hình Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em” năm 2023 với 35 sáng kiến từ 70 mô hình tham gia ở trên 5 nhóm lĩnh vực: Phòng tránh tai nạn thương tích, phòng chống TNXN, vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP, ứng phó và phòng chống bạo lực, xâm hại. Trong đó nhiều sáng kiến có chất lượng, có tính khả thi cao như “Lắp đặt camera an ninh” tại thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, “Sân chơi từ vật liệu tái chế cho trẻ em” tại thôn Bình Minh, xã Phong Bình,...


Hội LHPN tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Plan tổ chức Diễn đàn, giao lưu Mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ, trẻ em”
Có thể nói, các mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn tỉnh từ khi thành lập và hoạt động đã được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao, nhận được sự ủng hộ của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ và cộng đồng. Tham gia sinh hoạt mô hình, các thành viên sẽ được trao quyền để trở thành tình nguyện viên trực tiếp tham gia và tổ chức các hoạt động an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Mặt khác, các thành viên trong mô hình cũng tích cực hỗ trợ lẫn nhau và trợ giúp sinh kế cho hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo; tham gia đỡ đầu trẻ em khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn; tiên phong, tích cực tiếp nhận thông tin và đề xuất, kiến nghị giải pháp cùng các đoàn thể phối hợp khắc phục, xử lí vấn đề nổi cộm phát sinh trên địa bàn.
         Mô hình đã trở thành điểm sáng, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, tạo được sự lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa của người dân. Mô hình đã và đang góp phần góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và ngăn ngừa bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ trẻ em. Các vụ việc nổi cộm, gây bức xúc tại địa phương được phát hiện và kiến nghị giải quyết kịp thời, đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng NTM, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trên địa bàn.


Đồng chí Trần Thị Thanh Hà – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sáng kiến thúc đẩy Làng quê an toàn cho PN, TE”
       

Nguồn tin: Trần Trọng Tuấn- VPĐP NTM Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay23,915
  • Tháng hiện tại60,682
  • Tổng lượt truy cập8,470,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây