Xây dựng thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nâng cao giá trị kinh tế vườn

Thứ năm - 23/11/2023 21:18
Thôn An Mỹ đã hình thành khoảng trên 400 năm, có di tích lịch sử Miến An Mỹ được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, là thôn được UBND tỉnh công nhận Làng Văn hóa đầu tiên của huyện Cam Lộ năm 1997 và được UBND tỉnh công nhân thôn Văn hóa xuất sắc cấp tỉnh giai đoạn 2012-2017.
Xây dựng thôn An Mỹ, xã Cam Tuyền đạt chuẩn  nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng nâng cao giá trị kinh tế vườn
             Toàn thôn có 213, 778  khẩu, có 486 lao động, trong đó lao động nam 265 người, lao động nữ 221 người; thế mạnh của địa phương chủ yếu là ngành nghề dịch vụ như: ươm giống cây lâm nghiệp, cây dược liệu; Khai thác nhựa thông;  cạo mủ cao su và các ngành nghề dịch vụ khác. Thực hiệnNghị quyết chuyên đề Chi bộ An Mỹ về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023, thôn An Mỹ đã thống nhất đăng ký xây dựng thôn NTM kiểu mẫu bắt đầu từ năm 2022 phấn đấu đạt vào năm 2023.

               Xác định nhân dân là chủ thể trong phong trào xây dựng NTM, Chi bộ thôn đã ban hành Nghị quyết về  xây dựng NTM kiểu mẫu năm 2023, xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phát triển thôn, triển khai công tác tuyên truyền đến tận cán bộ, Đảng viên, nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân biết thực hiện, trong đó Ban công tác Mặt trận  tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh”. Chi hội Nông dân  là lực lượng nồng cốt đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đoàn kết giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, tham gia tích cực các hoạt động của thôn, thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM  kiểu mẫu. Chủ trì xây dựng lực lượng Nông dân tiên tiến, phát triển chăm sóc các mô hình sản xuất như: trồng cây ăn quả; cây dược liệu, vận động hội viên cải tạo vườn tạp, duy trì và phát triển mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao được ứng dụng nhân rộng. Chi hội Phụ nữ  Có 130 hội viên, tham gia xây dựng và triển khai các mô hình lưu thông, quảng bá, mua bán sản phẩm nông nghiệp từng bước mở rộng ra thị trường; tham gia tích cực phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, thực hiện tốt nội dung 5 không, 3 sạch, vận động thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình. Trong những năm qua chi hội đã duy trì mô hình “hũ gạo tình thương” ; xây dựng, triển khai và duy trì  tổ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt các hộ gia đình trong thôn. Trong năm 2023 đã thành lập mô hình “Ngôi nhà xanh” với mục đích  giúp đở chị em phân loại rác thải tại hộ gia đình, đồng thời tạo nguồn quỹ để hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong thôn. Chi Đoàn Thanh niên Có 34 đoàn viên, đã phát huy tốt vai trò lực lượng xung kích trên các lĩnh vực lao động sản xuất, giữ gìn ANTT và xây dựng các phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT của thôn,  duy trì hệ thống điện thắp sáng đường quê. Chi hội Cựu Chiến binh Có 37 hội viên, tham gia xây dựng mô hình CCB phát triển kinh tế hộ gia đình, vận động  xây dựng vườn mẫu hiệu quả do hội viên hội CCB thực hiện; tích cực phối hợp với các lực lượng an ninh, trật tự, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật, quy ước của thôn.
           Về Kết quả xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu: đã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định là 14/14 tiêu chí, trong đó, nổi bật các nội dung như sau:
           Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất, lưu thông hàng hóa, thực hiện Chương trình xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. UBND xã, cùng với nhân dân thôn An Mỹ  tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn góp phần làm thay đổi cơ bản diện mạo, cảnh quan, môi trường nông thôn theo hướng sáng-xanh-sạch-đẹp.  Xây dựng các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm được bê tông hóa: 4.616 m/4.616 m, đạt 100% , tăng 7,35% (316 m) so với kiểu mẫu mức 1 và mức 2  (từ năm 2021 đến nay được sự đầu tư của nhà nước, cùng với sự đóng góp của nhân dân đã nâng cấp  02 tuyến đường trục thôn với chiều dài 702 m được mở rộng 3,5 m và có 01 tuyến đường được đầu tư xây dựng mới dài 316 m đảm bảo theo chuẩn nông thôn mới) 
             Việc chỉnh trang nông thôn đảm bảo đường thông, hè thoáng, chăm sóc các tuyến đường hoa, cây cảnh được giao cho các tổ tự quản chăm sóc cụ thể, hoạt động có hiệu quả gồm (Chi hội  Phụ nữ phụ trách 500 m; Chi hội Cựu chiến binh phụ trách 250 m, chi hội Nông dân phụ trách 643 m; Vườn hoa trung tâm và khuôn viên hội trường do tập thể Đảng viên trong chi bộ, Chi đoàn đảm nhận), có các bảng hiệu của tổ tự quản, phân công nhiệm vụ của các thành viên hoạt động thường xuyên; các tuyến đường tự quản luôn bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Các tuyến đường trục thôn, ngõ xóm trồng cây bóng mát, cây xanh và hoa hai bên lề đường đảm bảo mỹ quan và không ảnh hưởng đến hành lang an toàn lưới điện, hành lang giao thông, thường xuyên được tu bổ, chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ với chiều dài 4.616 m/4.616 m đạt 100%, tăng 5% (231m) so với kiểu mẫu mức 1, mức 2. Các tuyến đường trong thôn cao so với mặt bằng xung quanh (đồng ruộng) bảo đảm thoát nước 100% vào mùa mưa, không có ứ động, lầy lội.  Các tuyến đường trục thôn (trục chính) được lắp các chỉ dẫn, biến báo giao thông (tốc độ, tải trọng, chỉ dẫn, gờ giảm tốc…) nhằm hạn chế tối đa xe chở hàng hóa cồng kềnh, quá tải trọng làm hư hỏng các tuyến đường.
               Mô hình “thắp sáng đường quê” đã mang lại hiệu quả thiết thực, được Nhân dân đồng tình hưởng ứng cao, từ nguồn kinh phí xã hội hóa, UBND xã, Ban phát triển thôn đã vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, các cá nhân, doanh nghiệp…và nhân dân thôn An Mỹ,  đã lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo an toàn, vận hành, sử dụng cho các hoạt động an toàn vào  ban đêm gồm 183 bóng/183 cột điện được làm bằng ống kẽm theo mẫu quy định chung, Có khoảng 5 km đường dây chạy bao quanh khu dân cư. Toàn thôn đều sử dụng bóng đèn Let có công suất từ 30W trở lên để đảm bảo độ sáng an toàn. Hệ thống điện đảm bảo đồng bộ, mỹ quan cảnh quan nông thôn và bảo đảm các chức năng về chiếu sáng, định vị, dẫn hướng cho các đối tượng tham gia giao thông hoạt động an toàn về ban đêm.
Nhà văn hóa thôn được đầu tư khang trang, phát huy hiệu quả là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, học tập, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao tiêu biểu như sinh hoạt các CLB Bình đẳng giới và SKSS của Trung tâm Y tế và Hội phụ nữ, sân chơi cho trẻ em của Đoàn Thanh niên, các lớp đào tạo nghề chuyển giao KHCN của Hội Nông dân, giáo dục, cảm hóa thanh thiếu niên chậm tiến của Hội Cựu chiến binh...thông qua việc tổ chức các hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, giữ gìn và phát huy truyền thống, nét đẹp văn hóa của dân tộc, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân.  Khu thể thao nằm trong khuôn viên hội trường thôn với diện tích 650 m2  gồm có 02 sân bóng chuyền, 01 sân bóng chuyền hơi, 01 sân cầu lông thu hút người dân và con em luyện tập thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi và có một số trang thiết bị phục vụ cho thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, áo quần trang phục đồng bộ... (là đơn vị đi đầu trong phong trào TDTT của xã). Thôn có lắp đạt các dụng cụ thể dục, thể thao ngoài trời như xích đu, Cầu trượt, bấp bênh, đu quay…; có 1 đội văn nghệ phục vụ văn hóa văn nghệ trong thôn do chi Hội phụ nữ đảm nhận với hình thức tổ chức phục vụ các ngày lể, hội của thôn và xã; có 01 câu lạc bộ dân vũ thu hút 25 chị em tham gia.     
           UBND xã tập trung duy trì nâng cao chất lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới; thôn đã xây dựng hương ước, quy ước do vậy những hủ tục lạc hậu, các hoạt động mê tín dị đoan được đẩy lùi.
Về Tiêu chí vườn và nhà ở hộ gia đình:  Với mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất, tạo sinh kế giúp người dân nâng cao thu nhập từ vườn của hộ gia đình, thực hiện cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM, xây dựng vườn mẫu nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lợi thế của từng mãnh vườn của mỗi hộ gia đình; việc chỉnh trang, cải tạo vườn nhà phù hợp, đảm bảo cảnh quan đẹp, không còn các loại cây dại, cây tạp đạt chuẩn; tỷ lệ hộ thực hiện chỉnh trang, cải tạo vườn nhà phù hợp, đảm bảo cảnh quan đẹp, không còn các loại cây dại cây tạp đạt 100% (150/150 vườn), tăng 10% (15 vườn)  so với mức 1(90%) và tăng 5% (7 vườn) so với mức 2 (95%).  Phong trào xây dựng vườn mẫu đang góp phần thay đổi tư duy làm kinh tế vườn của nhiều hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hóa, đồng thời thực hiện tốt hơn việc chỉnh trang khuôn viên nhà ở, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, cũng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. 
              Về Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân: Xây dựng, triển khai, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, từng bước xây dựng thành mô hình điểm, mô hình kiểu mẫu để nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất ổn định đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập cho nông dân. Tại thôn An Mỹ có 02 mô hình sản xuất được áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất gắn với sản xuất an toàn  thực phẩm, cụ thể:
               - Mô hình ươm cây giống Lâm nghiệp  được sản xuất theo hợp tác liên kết (có 29 hộ tham gia ươm giống), hàng năm sản xuất được hơn 3.000 vạn cây giống để cung cấp  ra thị trường, đã tạo công ăn việc làm cho hơn 120 lao động trong thôn, thu nhập bình quân hàng năm đạt hơn 7 tỷ đồng (đã trừ chi phí). Ngoài ra các hộ ươm cây giống đã  mạnh dạn đầu tư nhà kín, công nghệ tưới tiết kiệm tự động và ươm thêm các loại cây dược liệu như chè vằng, cây Đinh lăng, An Xoa, Quế… các hoạt động sản xuất trong vườn canh tác hữu cơ đảm bảo không  gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và các hộ gia đình xung quanh.
               - Mô hình trồng cây ăn quả: được chuyển đổi từ đất trồng rừng thông với diện tích  8,5  ha, có 19 hộ liên kết trồng  các loại cây ăn quả như Bưởi Đỏ Tiến Vua, Mít ruột đỏ, Cam, chanh tứ Quý, ổi…  được trồng xen với các loại cây dược liệu như gừng, Đàn Hương.  Hiện nay cây đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây giống được sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo phẩm cấp theo quy định, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sạch, an toàn và thân thiện với môi trường, thực hiện công tác quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
         Nhờ vậy thu nhập bình quân đầu người  thôn đạt: 81,2 trđ/người/năm, tăng  61,75% (31 trđ/người/năm) so với thu nhập mức 1 năm 2020 ( 50,2 trđ/người/năm) và tăng  10,25% (7,555trđ/người/năm) so với thu nhập mức 2 năm 2021(73,645 trđ/người/năm). Gấp 1,34  lần so bình quân chung của huyện (60,3 trđ/người/năm) và gấp 1,93 lần so với tiêu chuẩn thu nhập xã NTM năm. 
Về Tiêu chí môi trường, thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, bao gồm các tiêu chí không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà; sạch bếp; sạch ngõ, trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động, hội phụ nữ xã đã chủ động cụ thể hóa thành những việc làm hết sức cụ thể, nhằm phát huy tối đa trách nhiệm của hội viên, nâng cao được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, cụ thể các công trình phụ trong gia đình như bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm phải đảm bảo vệ sinh, thôn đạt 100% (189/189 nóc nhà), tăng 3,2% (6 nhà) so với kiểu mẫu mức 1và tăng 1,1% (2 nhà) so với kiểu mẫu mức 2).  
          Mô hình “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển kinh tế vườn có giá trị tăng cao” là một trong những mô hình tiêu biểu về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Cam Lộ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã nông thôn mới của xã Cam Tuyền và huyện Cam Lộ phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

 

Nguồn tin: Trần Trọng Tuấn - Văn phòng điều phối NTM Quảng Trị:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập36
  • Hôm nay10,333
  • Tháng hiện tại76,673
  • Tổng lượt truy cập8,486,315
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây