Tân Hợp nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 10/05/2018 22:38
Là 1 trong 7 xã kinh tế mới của huyện Hướng Hóa, Tân Hợp được thành lập từ tháng 9/1975. Hiện xã có 1.259 hộ với 5.201 nhân khẩu sinh sống ở 5 thôn Lương Lễ, Tân Xuyên, Hòa Thành, Quyết Tâm, Tà Đủ. Từ năm 2011 đến nay, xã Tân Hợp luôn nỗ lực phấn đấu chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới, làm cho diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
Trường Trung học cơ sở Tân Hợp đã được xây dựng khang trang
Trường Trung học cơ sở Tân Hợp đã được xây dựng khang trang
Trao đổi với chúng tôi về quá trình triển khai xây dựng nông thôn ở địa phương, đồng chí Võ Viết Sinh, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, năm 2012 khi phát động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, điều kiện của địa phương và đời sống của nhân dân còn khó khăn nhiều mặt. Để tạo sự thống nhất cao trong quá trình triển khai và tổ chức thực hiện, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với địa phương, lợi ích thiết thực của mỗi người dân, từ đó có ý thức và trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã Tân Hợp đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch theo lộ trình đối với từng tiêu chí cụ thể, phù hợp với thực tế địa phương. Nhờ vậy, chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã đã được sự ủng hộ tích cực của người dân.

 

Qua 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, những tiềm năng, lợi thế của địa phương đã được khai thác và phát huy hiệu quả. Nổi bật là trên lĩnh vực kinh tế, xã Tân Hợp tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp, tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi; nhiều trang trại, gia trại với quy mô vừa; nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành, phát triển. Giai đoạn 2011- 2015, với nguồn vốn tự có của nhân dân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hơn 350 tỷ đồng và các nguồn vốn của nhà nước cho vay hỗ trợ sản xuất, kinh doanh... đã làm cho nền kinh tế địa phương ngày một phát triển; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 21 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng so với năm 2011. Hộ có điều kiện kinh tế khá và giàu trên 60%, hộ nghèo còn 3,79% so với năm 2011 là 10,43%; các công trình nhà ở được cải tạo, nâng cấp, xây mới, bình quân 31 công trình/ năm; mỗi công trình giá trị đầu tư từ 400 triệu - 1,5 tỷ đồng. Năm 2014, đã có gần 90% nhà ở kiên cố, không còn nhà dột nát, tạm bợ.

 

Nhân dân cũng đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng cảnh quan, môi trường sạch, đẹp, văn minh, từng bước đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn. Thông qua phong trào “đoạn đường tự quản xanh, sạch, đẹp và đảm bảo an ninh trật tự’’ các chi hội, chi đoàn, cộng đồng dân cư ở các thôn nhận duy tu, bảo dưỡng thường xuyên hơn 5 km đường. Nhân dân tự nguyện đóng góp 861 triệu đồng tiền vật liệu và 320 ngày công lao động bê tông hóa hành lang trục đường trung tâm xã dài 2.100m và cứng hóa 1,7 km đường ra khu sản xuất, tự nguyện hiến đất hơn 7.200 m2 đất, giải phóng các công trình cổng, tường rào với tổng giá trị trên 2,1 tỷ đồng để xây dựng 4.600m đường giao thông. Hiện nay hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương đã cơ bản được hoàn thiện.

 

Về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng giáo dục hằng năm đều tăng, tỷ lệ con em trong độ tuổi đến trường đạt 100%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục vào trung học phổ thông, bổ túc trung học, học nghề đạt 95%; xã được công nhận đạt chuẩn trung học phổ thông năm 2014; phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi năm 2013. Trường tiểu học, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Qua phong trào xã hội hóa, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ, đầu tư xây dựng các công trình nhỏ, mua sắm các thiết bị phục vụ cho dạy và học với hơn 1,2 tỷ đồng. Phong trào khuyến học, khuyến tài đã được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã tích cực hưởng ứng tham gia, với số tiền đóng góp tự nguyện 891.479.000 đồng, góp phần tài trợ cho các hoạt động giáo dục, khuyến khích dạy tốt, học tốt ở địa phương. Về lĩnh vực y tế, dân số- kế hóa gia đình, toàn dân đã tích cực hưởng ứng các chương trình y tế quốc gia, có 72% tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế; 100% bà mẹ mang thai được khám thai định kỳ; 100% trẻ em được tiêm chủng. Có 3/5 làng duy trì không có người sinh con thứ ba trở lên. Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lần 2 giai đoạn 2015-2020. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được nhân dân tích cực hưởng ứng. Toàn xã có trên 92% gia đình đạt tiêu chí gia đình văn hóa, 8/8 làng, đơn vị văn hóa được công nhận làng, đơn vị văn hóa các cấp, trong đó làng Tân Xuyên được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Làng văn hóa xuất sắc”; xã được công nhận “xã điển hình văn hóa giai đoạn 2007- 2012”. Nhân dân trong xã tích cực xây dựng môi trường sinh hoạt cảnh quan địa phương sạch, đẹp, 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương được giữ vững; 5/5 thôn đã phát động các phong trào làng không có tệ nạn xã hội, không có người vi phạm pháp luật, các thôn, đơn vị được công nhận thôn, trường học đảm bảo về an ninh trật tự; xã đạt chuẩn về an ninh trật tự.

 

Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn tạo điều kiện để nhân dân phát huy dân chủ trong góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương. Tổ chức cơ sở đảng liên tục nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh; nhiều năm liền đạt chính quyền vững mạnh toàn diện; các tổ chức chính trị xã hội được đánh giá vững mạnh hằng năm.

 

Để chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phát huy hiệu quả bền vững, sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, xã Tân Hợp đã không ngừng nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Võ Viết Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Hợp cho biết: “Dù đã về đích nông thôn mới từ năm 2015 nhưng xã luôn xác định đạt chuẩn không có nghĩa là dừng lại mà luôn cần cố gắng để nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dân sinh. Vì vậy, sau khi về đích nông thôn mới, xã thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng từng tiêu chí để kịp thời có giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, không để cho tiêu chí nào “tụt chuẩn” so với yêu cầu. Từ năm 2015 đến nay, cấp ủy, chính quyền có nhiều giải pháp, thật sự làm chuyển biến nhận thức của toàn dân để tiếp tục duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng đến xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu”.

 


Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập506
  • Hôm nay1,819
  • Tháng hiện tại32,368
  • Tổng lượt truy cập9,581,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây