Hỗ trợ các thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 09/05/2019 23:19
Với mục tiêu tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM) ở cấp thôn nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần cho người dân tại các thôn của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, bãi ngang ven biển trên địa bàn tỉnh, tỉnh Quảng Trị đã có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai hỗ trợ thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang ven biển xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020. Đây là cơ hội để các thôn, bản khó khăn trên địa bàn tiếp tục nỗ lực vươn lên, có bước chuyển biến mới trong quá trình phát triển.
Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn​
Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn​

Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 10 xã đặc biệt khó khăn tại 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông thuộc đề án theo Quyết định số 1385/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và 29 xã đặc biệt khó khăn còn lại thuộc các huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hải Lăng và Triệu Phong. Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, có từ 40- 50% số thôn, bản thuộc phạm vi đề án theo Quyết định số 1385/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ được công nhận đạt chuẩn NTM, tương đương từ 37-47 thôn, bản. Đến năm 2020, có từ 50% trở lên số thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và có từ 80% trở lên số thôn, bản thuộc các xã bãi ngang ven biển được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo đó, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các thôn, bản trên phấn đấu có hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn các thôn; hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tỉ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động… Đồng thời thực hiện quản lí, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp, đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội đã được đầu tư.

 

Bên cạnh đó, thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, các thôn, bản khó khăn thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có các tổ hợp tác, nhóm sở thích hoạt động hiệu quả và được nhân rộng, tiến tới thành lập các HTX gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất. Nâng cao thu nhập bình quân đầu người của các thôn, bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo đa chiều…Song song với đó, thực hiện nâng cao dân trí cho người dân, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và mức thụ hưởng các dịch vụ y tế của người dân được đảm bảo, nâng cao tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế. Chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được đảm bảo, thu hút nhiều người dân tham gia. Nâng cao tỉ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương, có mô hình thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh. An ninh trật tự được đảm bảo, có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả, không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội. Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban phát triển thôn, bản trong quá trình xây dựng NTM.

 

Để thực hiện tốt các nội dung trên cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về ưu tiên tăng nguồn lực hỗ trợ các thôn, bản về xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững. Đồng thời phát huy vai trò chủ thể, tinh thần chủ động vươn lên của người dân và cộng đồng. Đẩy mạnh những giải pháp khích lệ cán bộ, người dân tự giác tham gia, tạo động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng thôn, bản NTM thông qua các hình thức thi đua, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức tiêu biểu. Chú trọng công tác đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, phát huy những nghề truyền thống ở các thôn, bản… Để phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân cần hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với định hướng phát triển kinh tếxã hội của địa phương. Ưu tiên hỗ trợ các hộ có điều kiện, có năng lực phát triển sản xuất như lãi suất vốn vay, mua vật tư, tập huấn, đào tạo nghề… để phát triển sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, làm cơ sở nhân rộng. Có chính sách hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch và các hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”…

 

Trong xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và cải thiện điều kiện sống trực tiếp cho người dân. Đẩy mạnh việc phân cấp, giao cộng đồng và người dân trực tiếp thực hiện các công trình của thôn có quy mô nhỏ, kĩ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù… Về huy động nguồn lực thực hiện, theo kế hoạch vốn ngân sách Trung ương sẽ bố trí khoảng 40% trong tổng số vốn dự phòng trung hạn giai đoạn 2016-2020 được giao cho tỉnh để hỗ trợ trực tiếp các thôn, bản thuộc phạm vi đề án triển khai xây dựng NTM. Lồng ghép nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác có cùng đối tượng. Bên cạnh đó, bố trí một phần ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp cho chương trình xây dựng NTM hằng năm để hỗ trợ các thôn, bản phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2019-2020. Các địa phương cũng huy động các nguồn lực khác để ưu tiên bố trí cho các thôn, bản nằm trong kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn. Huy động các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại; lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực hợp pháp khác, vốn huy động từ các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các thôn, bản xây dựng NTM.

 

Hơn 8 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, nâng cấp, từng bước hoàn thiện; thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đạt được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng NTM và phát triển kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn. Việc thực hiện Kế hoạch triển khai hỗ trợ thôn, bản các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang ven biển xây dựng NTM gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2019-2020 sẽ tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay1,161
  • Tháng hiện tại31,303
  • Tổng lượt truy cập9,580,888
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây