Gio Sơn tập trung khai thác hiệu quả vùng gò đồi

Thứ hai - 07/12/2020 20:21
Gio Sơn là xã thuộc miền Tây Gio Linh, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế vùng gò đồi. Xác định rõ điều đó, xã Gio Sơn đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế gò đồi gắn liền với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xã Gio Sơn ngày càng khởi sắc - Ảnh: H.A​
Xã Gio Sơn ngày càng khởi sắc - Ảnh: H.A​
 
Chủ tịch UBND xã Gio Sơn Đỗ An Chung cho biết, những năm qua, UBND xã Gio Sơn ban hành nhiều cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế vùng gò đồi, tạo động lực cho phát triển sản xuất và an sinh xã hội; hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng, kịp thời tạo điều kiện cho các thôn chủ động trong quá trình thực hiện. UBND xã cũng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng, dân tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế vùng gò đồi; tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng an toàn, mở rộng và phát triển các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thực hiện tốt việc zebu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, nhân rộng mô hình chăn nuôi có hiệu quả như mô hình nuôi lợn bán công nghiệp, nuôi bò nhốt, nuôi nhím, don, chồn hương, cá chình lồng, bồ câu Pháp, thỏ... Tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đối với chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi trong phạm vi quyền hạn của cấp xã; xây dựng các mô hình điểm kinh tế gò đồi, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến, nông dân trong sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
 
Trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế vùng gò đồi, xã Gio Sơn luôn xác định nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu khác, từ đó có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa phương để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Ngoài ra, xã còn chủ động lồng ghép, sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và các nguồn lực trong cộng đồng dân cư và xã hội cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân nông thôn; việc huy động đóng góp của người dân thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bàn bạc dân chủ, không gượng ép, quá sức dân. Xã Gio Sơn đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, gắn liền với việc đầu tư thâm canh, đưa các giống mới có tiềm năng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đến nay trên địa bàn xã có hơn 25 mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao theo hướng trang trại, gia trại, đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao về nhiều mặt, tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 37 triệu đồng, tăng 6,3 triệu đồng so với năm 2018.
 
Ông Nguyễn Đa, thôn Đại Đồng Nhất, một điển hình trong phát triển kinh tế vùng gò đồi, cho biết: “Xác định lợi thế của vùng gò đồi, gia đình tôi đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự nỗ lực của gia đình tôi đã xây dựng thành công mô hình trồng tiêu bằng trụ bê tông xen trụ sống áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm với hơn 1ha để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiệt hại do mưa bão gây ra. Qua hơn 3 năm áp dụng mô hình này, vườn tiêu phát triển tốt. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn nuôi bò nhốt, nuôi gà và trồng cây ăn quả. Tổng thu nhập bình quân hằng năm từ mô hình kinh tế tổng hợp trên 250 triệu đồng; giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương”.
 
Từ những mục tiêu, giải pháp cụ thể trong phát triển kinh tế vùng gò đồi đã tạo chuyển biến tích cực trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Cụ thể như diện tích các loại cây trồng hằng năm đạt 374,07 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 578,46 tấn; diện tích hoa màu và các loại cây trồng khác khoảng 273,51 ha. Xác định lợi thế vùng gò đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, Gio Sơn đã tập trung đầu tư phát triển các cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Hiện nay, tổng diện tích cây hồ tiêu 59,16 ha, trong đó diện tích tiêu kinh doanh 43,6 ha, năng suất 32tạ/ha, sản lượng 139,5 tấn; tổng diện tích cây cao su 279,46 ha, trong đó, cao su khai thác 255,27 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 459 tấn; tổng diện tích cây bơ 42,1 ha, trong đó diện tích bơ cho thu hoạch 35 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng 140 tấn; diện tích cây chuối 16 ha, năng suất 250 tạ/ha, sản lượng 400 tấn… đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Một trong những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế vùng gò đồi đó là xã Gio Sơn đã chỉ đạo thành công việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao và đã tập trung cải tạo vườn tạp.
 
Đến nay, đã hoàn thành trên 97% vườn đã được cải tạo trồng cây hồ tiêu, bơ..., xây dựng vườn đồi, xóa bỏ được tập tục trồng cây tự cung, tự cấp, đã xây dựng nhiều mô hình điển hình về cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra lượng hàng hóa cho thị trường, mang lại thu nhập cao cho kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, UBND xã đã chỉ đạo các thôn tổ chức thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thiếu nước và kém hiệu quả sang trồng các loại cây hoa màu đem lại hiệu quả kinh tế.
 
Về lĩnh vực chăn nuôi, xã Gio Sơn chú trọng phát triển chăn nuôi kết hợp đồng bộ với các dịch vụ kỹ thuật, công tác thú y, nhân giống, sản xuất thức ăn đảm bảo từ cung cấp sản phẩm dịch vụ đầu vào tới vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm đầu ra giúp người dân yên tâm đầu tư vào chăn nuôi. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò 997 con; đàn lợn hơn 1.620 con; đàn gia cầm 15.200 con. Nhiều mô hình chăn nuôi khác như nuôi nhím, don, chồn hương, thỏ… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Duy trì 3 tổ hợp tác nuôi cá nước ngọt trên lòng hồ Hà Thượng và hồ Phú Dụng, bình quân hằng năm đánh bắt khoảng 58 tấn, thu nhập 35 - 40 triệu đồng/người/năm; mô hình nuôi cá chình lồng có 9 lồng, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/lồng/năm.
 
Tổng giá trị sản xuất trong nền nông nghiệp năm 2020 ước đạt 68,6 tỉ đồng, tăng 10,1 tỉ đồng so với năm 2018. Các ngành nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ được duy trì sản xuất và phát huy hiệu quả, tạo việc làm ổn định, mang lại thu nhập cao cho người dân. Toàn xã hiện có 661 cơ sở kinh doanh, giải quyết việc làm cho 788 lao động. Dịch vụ vận tải khá phát triển, hiện nay trên địa bàn xã có 45 xe vận tải, 20 xe dịch vụ chở khách đảm bảo vận tải chuyên chở các loại hàng hóa và hành khách trên địa bàn.
 
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ ước tính năm 2020 khoảng 30,2 tỉ đồng, tăng 5,6 tỉ đồng so với năm 2018. Từ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế vùng gò đồi, diện mạo xã Gio Sơn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao.
 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,491
  • Tháng hiện tại37,219
  • Tổng lượt truy cập9,586,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây