Ông Hồ Văn Lý vươn lên trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Thứ năm - 30/08/2018 09:32
Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân ở huyện Đakrông đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nhận thức và giúp cho hội viên thay đổi tập quán sản xuất, chăn nuôi. Đồng thời tích cực phối hợp với các Ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi cũng như thực hiện các chính sách hỗ trợ giống, vật tư, đất đai nên ngày càng có thêm nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, cho đến nay toàn huyện có 843 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Trong đó, ông Hồ Văn Lý ở xã Tà Long là 1 tấm gương điển hình.
Mặc dù ở thôn Sa Ta, xã Tà Long điều kiện sản xuất, chăn nuôi không mấy thuận lợi nhưng ông Hồ Văn Lý vẫn biết cách vươn lên thoát nghèo và làm giàu 1 cách chính đáng, mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng và hiện tại ông đã xây dựng được nhà cửa khang trang, cuộc sống đầy đủ. Có được điều đó là nhờ ông đã chịu khó đi nhiều nơi học tập, tham khảo cách làm ăn và lúc nào xã hay các tổ chức đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật ông đều tham gia đầy đủ. Đặc biệt ông đã chọn phương thức lấy ngắn nuôi dài, ban đầu học tập người Kinh làm lúa nước và tập trung chăn nuôi, sau đó khai thác lợi thế ở địa phương có đất đai tương đối lớn, tổ chức trồng rừng sản xuất. Chuyện trò cùng chúng tôi trong ngôi nhà xây kien cố, khang trang, ông Hồ Văn Lý kể rằng: Trước đây nhà mình cũng rất khó khăn, sống chủ yếu nhờ vào mấy sào lúa nương rẫy, quanh năm thiếu ăn. Không thể sống cực khổ mãi, mình đi quan sát 1 vòng địa hình xung quanh thôn. Thấy ở gần nhà có 1 vùng đất bằng, mình đã khai hoang, đắp bờ, tận dụng nước từ khe suối chảy ra, làm 1 ha ruộng nước. Sử dụng giống mới, bón phân chuồng và thường xuyên làm cỏ, lúa phát triển tốt, 1 năm 2 vụ được gần 5 tạ thóc, đủ ăn quanh năm. Sau đó, nghe Hội nông dân phổ biến về vay vốn tín dụng ưu đãi, thông qua Tổ vay vốn, mình vay Ngân hàng chính sách xã hội 7 triệu nuôi thử 3 con dê. Thấy có hiệu quả, vay tiếp 30 triệu nuôi trâu, làm ăn có lãi, trả xong nợ, mình vay thêm 50 triệu mua bò chăn nuôi. Có vốn tích lũy, mình dồn hết vào trồng 15 ha rừng, 2 năm nữa sẽ khai thác, sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn.
Theo ông Hồ Văn Lý, đối với đồng bào dân tộc thiểu số muốn phát triển kinh tế trước hết là phải thay đổi tập quán sản xuất và không trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Gia đình ông trước đây cũng rất khó khăn, do chưa biết cách làm ăn nhưng bây giờ đã khác, trở thành 1 trong những hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Không chỉ làm giàu cho mình, những năm qua, ông đã giúp vốn, bày vẽ kinh nghiệm cho nhiều hộ trong thôn biết cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Hiện tại, ông là 1 trong 2 hộ được Hội Nông dân huyện hỗ trợ tiền làm chuồng trại và 5 bò giống, ông đang xây dựng mô hình trình  diễn nuôi bò nhốt để bà con trong vùng đến tham quan, học tập nhân rộng. Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Cứu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tà Long, huyện Đakrông cứ tấm tắc khen ngợi tấm gương vượt khó, vươn lên làm giàu của ông Hồ Văn Lý. Năm nay 43 tuổi, là người dân tộc thiểu số nhưng có 1 gia sản như hiện nay là cả 1 quá trình tìm tòi, học hỏi và đặc biệt ông đã thấy được tiềm năng, lợi thế đất đai, mạnh dạn đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Trong phát triển kinh tế ông là người cần cù, chịu khó, làm cái gì cũng quyết tâm làm cho bằng được nên hiệu quả mang lại rất cao. Hiện nay ông đang có kế hoạch mở thêm ruộng mước, đào hồ nuôi cá, phát triển thêm đàn gia súc, gia cầm và tích cực chăm sóc rừng. Ngoài ra còn có hướng gửi đưa co trai đầu năm nay 19 tuổi về tại Thành phố Đông Hà học lái xe để sau này về mua 1 chiếc xe, vừa phục vụ cho khai thác rừng và làm dịch vụ vận tải cho bà con trong thôn.
Ở xã Tà Long, huyện Đakrông, trong những năm gần đây, không chỉ ông Lý mà nhiều hộ gia đình biết tận dụng lợi thế của địa phương, sản xuất, chăn nuôi có hiệu quả, nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo nay đã giảm còn 30%. Tuy nhiên để hộ nghèo ngày càng giảm và có thêm nhiều hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi như ông Hồ Văn Lý rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập488
  • Hôm nay2,041
  • Tháng hiện tại32,590
  • Tổng lượt truy cập9,582,175
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây