Nông dân Triệu Phong hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch

Thứ năm - 05/07/2018 21:43
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao giá thành sản phẩm, năng suất, chất lượng trồng trọt, chăn nuôi, Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã hỗ trợ, hướng dẫn bà con nông dân từng bước cải tiến, đổi mới kỹ thuật, thưc hiện các mô hình canh tác tự nhiên, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững, tạo thương hiệu, niềm tin cho người tiêu dùng.
Đại hội thành lập hợp tác xã nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong
Đại hội thành lập hợp tác xã nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong
        Trên hành trình xây dựng nông thôn mới hôm nay, người nông dân Triệu Phong đã tiếp cận và thích ứng với mô hình canh tác tự nhiên để sản xuất rau sạch, chăn nuôi lợn, gà theo hướng an toàn sinh học. Tiếp cận với mô hình canh tác này và thấy được lợi ích kinh tế và sự an toàn cho chính người sản xuất, nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã lựa chọn mô thực hiện có hiệu quả. Hội Nông dân Triệu Phong đang  đồng hành cùng nông dân tiếp tục tìm kiếm phương án hỗ trợ tối ưu nhất để sản xuất sản phẩm sạch như: Tập huấn khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất canh tác tự nhiên và đặc biệt là xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, quảng bá, giới thiệu nông sản sạch Triệu Phong. Thị trường được mở rộng với các mặt hàng như đậu đen xanh lồng, đậu xanh, mướp đắng...xã Triệu Vân, gạo sạch xã Triệu Sơn, ớt, tỏi, gừng, chuối, các loại rau  thuộc nhóm Sản xuất rau sạch thôn Thâm Triệu xã Triệu Tài. Hoạt động của Hợp tác xã  Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong đến từ một số thôn của xã Triệu Tài, Triệu Trung, Triệu Sơn tập trung vào sản xuất lúa sạch với trên 22 ha đã cung cấp gạo sạch cho người tiêu dùng. Gạo trước khi tiêu thụ sẽ được các ngành chức năng kiểm tra chất lượng, đảm bảo không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất độc hại. Qua quá trình sản xuất, so sánh sản lượng với lúa canh tác thông thường, hiện sản lượng của lúa canh tác tự nhiên chỉ thấp hơn khoảng 10%, nếu 1ha lúa canh tác thông thường đạt 5 tấn/ha, thì lúa sạch tự nhiên đạt 4,5 tấn/ha nhưng giá thành lại đạt gấp đôi khiến người nông dân yên tâm, vui mừng tham gia sản xuất. Phương thức sản xuất “Gạo sạch Triệu Phong” là một cách làm hay trong việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người. Mặt khác, hiệu quả kinh tế mang lại rất lớn hứa hẹn mở ra một hướng đi mới cho người nông dân.         
       
       Bên cạnh sản xuất lúa sạch, có các vườn rau canh tác  tự nhiên của nhóm sản xuất rau sạch thôn Thâm Triệu, xã Triệu Tài với diện tích 1ha được trồng đủ các loại rau, quả.  Ngoài ra, Hội Nông dân huyện và một số xã trên địa bàn đã thực hiện hoạt động phát triển chuỗi giá trị địa phương đối với các nông sản sạch áp dụng tại 8 xã trên địa bàn huyện Triệu Phong gồm Triệu An, Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thượng, Triệu Ái với 4 mô hình thân thiện với môi trường như: mô hình thu gom rác thải, mô hình bếp biogas, mô hình bếp đun cải tiến và mô hình canh tác tự nhiên.
         
         Để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, người dân mất nhiều công sức cho việc chăm bón, tìm kiếm các loại diệt trừ sâu tự nhiên như: rượu, tỏi, ớt, gừng pha loãng phun lên cây để trừ sâu. Một trong những người có kinh nghiệm diệt trừ sâu bệnh không dùng hóa chất là chị  Phạm Thị Tư,  ở thôn An Hưng,  xã Triệu Tài, Triệu Phong dành riêng một góc nhà kho để những  thùng chứa  ớt, tỏi, gừng, can xi xương được ngâm trong dung dịch rượu để làm chế phẩm bón cho cây lúa, cây rau. Muốn rau phát triển tốt mà không cần đến phân hóa học, những người nông  dân như chị  Phạm Thị Tư,  ở thôn An Hưng,  xã Triệu Tài và nhiều hộ nông dân khác thực hiện chế phẩm đạm cá được làm từ cá, ốc FAA là phân bón cho cây lúa, chế phẩm nước thân cây PFJ được lên men từ thân cây chuối, cây rau và một số cây khác để tưới cho rau. Anh Đào Văn Xá ở thôn Bích Khê, xã Triệu Long chia sẻ: “ Để đảm bảo nguồn rau sạch, an toàn thực phẩm, rau xanh non, bắt mắt, tôi    pha loãng thuốc bổ B1 vào nước rồi tưới đều cho cây, tạo ra  những chế phẩm dùng để thay thế cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước đây gia đình tôi  dùng trong sản xuất nông sản”. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn nuôi lợn sạch bằng cách dùng thân  cây chuối, cá trộn với đường để lên men, dùng bột bắp, bột cá để đảm bảo dinh dưỡng cho đàn lợn sạch. Quy trình nuôi lợn sạch ngoài đảm bảo khâu giống, thức ăn sạch, vấn đề xử lý chất thải cũng được quy định nghiêm ngặt. Chất thải của lợn cùng với trấu sẽ được ủ thành phân bón sử dụng cho cây trồng.
 
         Các hộ nông dân tăng thu nhập thông qua việc áp dụng phương pháp canh tác tự nhiên trên cây trồng và vật nuôi, gắn kết sản xuất với thị trường, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường trong khu dân cư cũng như trên đồng ruộng thông qua việc giảm hoặc chấm dứt việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều phương pháp thực hiện tạo nông sản sạch, thực phẩm sạch, thương hiệu.  Sản phẩm nông nghiệp sạch đã tạo   niềm vui của người nông dân khi sản phẩm nông sản sạch do họ làm ra đến được với nhiều người tiêu dùng, giúp họ thoát nghèo bền vững.                 
                
         Nói đến việc sản xuất nông canh tác tự nhiên, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, Ông Trần Hữu Giám đốc hợp tác xã Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong  cho biết: “ Nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã hướng đến sản xuất nông sản sạch, thực phẩm sạch, riêng  88 thành viên của 3 xã Triệu Trung, Triệu Sơn và Triệu Tài thuộc huyện Triệu Phong tham gia thực hiện sản xuất nông sản sạch đã đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Đây là hình thức liên kết giúp người nông dân yên tâm hơn trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng phục vụ cuộc sống tốt hơn”.
               
        Với phương thức canh tác sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đồng ruộng của người nông dân  không những phục hồi được hệ sinh thái mà còn tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đất, nguồn nước, phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững, vươn lên khá và giàu, chung sức xây dựng nông thôn mới ngày càng khởi sắc.
 

Tác giả bài viết: Phương Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập588
  • Hôm nay1,580
  • Tháng hiện tại32,129
  • Tổng lượt truy cập9,581,714
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây