Tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 07/08/2018 03:30
Ngày 6/8, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015 và việc thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 - 2020. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị về phía tỉnh Quảng Trị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Sỹ Đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các đại biểu thăm mô hình trồng rau công nghệ ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các đại biểu thăm mô hình trồng rau công nghệ ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới  giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012. Đến ngày 12/01/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012. Từ năm 2012 đến hết năm 2017, Chương trình đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ của giai đoạn I (2011-2015), trong đó một số nhiệm vụ được chuyển tiếp thực hiện trong hai năm 2016-2017, đồng thời triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn II từ năm 2017.
 
Tổng kinh phí NSNN cấp cho chương trình giai đoạn I là 221 tỷ đồng (đạt 38,6% trên tổng dự kiến 600 tỷ), trong đó cấp cho 47 đề tài là 110, 39 tỷ đồng; cho 22 dự án là 100,750 tỷ đồng. Nhờ thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia các đề tài, dự án, Chương trình đã huy động được kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp 165 tỷ đồng, chiếm 43% tổng kinh phí thực hiện chương trình giai đoạn I (386 tỷ đồng).
 

 
                 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cùng các đại biểu thăm mô hình trồng rau công nghệ ở Tam Đảo
 

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, cả nước đã lựa chọn được 69 đề tài, dự án để thực hiện; xây dựng được 147 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản thuộc nhiều lĩnh vực ngành, nghề. Qua đó, giúp hơn 5.000 hộ nông dân của gần 100 xã trên địa bàn 40 tỉnh được hưởng lợi; giúp các địa phương, hợp tác xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt. Trong đó, ưu điểm nổi bật là thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia các đề tài, dự án, đóng góp kinh phí đối ứng tới 43% tổng kinh phí thực hiện chương trình; đã thiết lập được cầu nối vững chắc giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ, bước đầu đảm bảo công bằng thương mại cho nông dân. Đặc biệt, khi mới thực hiện chương trình, các mô hình, dự án chỉ có quy mô trên dưới 100 ha, nhưng đến nay đã nhanh chóng được nhân rộng hàng nghìn ha ở các vùng sản xuất trọng điểm tại đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; thu hút được hàng nghìn chuyên gia, cán bộ khoa học của nhiều chuyên ngành, hàng trăm giáo sư, tiến sĩ đầu ngành tham gia thực hiện các đề tài, dự án.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu, trong thời gian tới, Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Xác định rõ tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án để đảm bảo sự chặt chẽ trong quá trình tuyển chọn, tránh dàn trải, tập trung được nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; sớm hoàn thiện, bổ sung các văn bản pháp quy để kịp thời triển khai thực hiện chương trình; có những đề tài, mô hình đóng góp thiết thực cho chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư; gắn nghiên cứu mới với đúc kết bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước. Đặc biệt, các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các dự án xây dựng mô hình nhất thiết phải có hiệu quả thực tế, góp phần làm sáng tỏ các cơ sở khoa học và thực tiễn để giải quyết những vướng mắc trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành. Có cơ chế lồng ghép nguồn lực của các Chương trình Khoa học và Công nghệ các cấp trong cả nước phục vụ mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là phối hợp có hiệu quả với 3 Chương trình Khoa học và Công nghệ vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; ưu tiên nghiên cứu xây dựng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới đặc thù và các dự án xây dựng mô hình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.
 
Dịp này, các đại biểu tham dự hội nghị đã đến thăm dự án sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ cao của Ixaren do Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco Tam Đảo sản xuất. Với quy mô trên 70 ha, dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao VinEco Tam Đảo, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau các loại với các sản phẩm chủ yếu là rau thủy canh, rau mầm, rau ăn lá.

Tác giả bài viết: Tiến Nhất

Nguồn tin: quangtri.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay1,103
  • Tháng hiện tại31,652
  • Tổng lượt truy cập9,581,237
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây