Những thách thức và kết quả bước đầu của nông dân Quảng Trị trong thực hiện công nghệ 4.0 đối với sản xuất nông nghiệp

Thứ hai - 03/12/2018 20:14
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra có tác động mạnh mẽ, toàn diện tới nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội. Tất cả các cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bởi khoa học - công nghệ, do đó nông dân cần đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tiếp cận, nghiên cứu, thực hiện nông nghiệp công nghệ cao. Cũng như nông dân cả nước, nông dân Quảng Trị đã khởi động với những kết quả bước đầu và đang đứng trước những thách thức đặt ra.
Nông dân áp dụng công nghệ cao trồng các loại rau an toàn
Nông dân áp dụng công nghệ cao trồng các loại rau an toàn
        Những kết quả bước đầu...
        Thực hiện Nghị quyết của tỉnh Quảng Trị về tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025, trong đó đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Những năm trở lại đây, nông dân Quảng Trị đã từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao nhằm tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi. Các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đã mở ra hướng đi thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động, nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững cho nông dân.
           Nông nghiệp công nghệ cao đã tạo “Làn sóng mới” cho nông dân, đã tạo ra những sản phẩm chất lượng, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu. Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao. Trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội quý giá cho nông dân ứng dụng mới từ trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa toàn bộ quy trình sản xuất; công nghệ sinh học  giúp giải mã nhanh các hệ gen tạo ra những giống cây trồng mới chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu; công nghệ vật liệu nano giúp sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đặc tính của các vi sinh vật trong đất và giúp bảo quản nông lâm sản tốt hơn, tăng chất lượng và hạn sử dụng, giảm chi phí tăng tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp...
           Nông dân ứng dụng công nghệ cao bước đầu thực hiện đạt kết quả khả quan. Một số loại rau, quả đã được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như dứa, dưa lưới, dưa hấu, thanh long ruột đỏ, các loại rau...Tùy theo điều kiện sinh thái, điều kiện chất đất từng địa bàn, điều kiện của nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, thành lập trang trại trồng trọt, chăn nuôi áp dụng công nghệ cao. Có những mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khá mềm dẻo, có mô hình chi phí thấp, phù hợp với túi tiền của nông dân. Nông dân Quảng Trị dần chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều hộ trước đây sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu thiếu kiểm soát, công nghệ sau thu hoạch yếu kém, chạy theo lợi nhuận trước mắt nhưng bây giờ đang chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Quảng Trị đã có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và bà con nông dân như: Phát triển vùng dứa nguyên liệu, do UBND tỉnh Quảng Trị và Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đầu tư xây dựng vùng chuyên canh dứa ở các huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, ĐaKrông...Nông dân tham gia Dự án phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư tại 4 huyện: Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong...     
         Nhiều địa bàn trong toàn tỉnh nông dân tham gia thực hiện  sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao như huyện Hải Lăng thành lập HTX Nông nghiệp công nghệ cao Nguyên Khang - Hải Lăng garden. Ban đầu huyện cho HTX mượn 2ha đất ngay bờ hồ trung tâm thị trấn Hải Lăng để làm mô hình trồng rau sạch công nghệ cao, xây dựng 2 nhà kính có diện tích hơn 2 ngàn m2 để đưa vào trồng rau, cà chua và dưa lưới theo mô hình thủy canh luân hồi cùng hệ thống phun tưới tự động. Cùng với mô hình này, bà con nông dân tham gia thực hiện phát triển vườn rau công nghệ cao tại 10 ha đất ở xã Hải Trường. Đến thôn Cang Gián, huyện Gio Linh nông dân trồng dưa lưới trên cát theo công nghệ cao của Nhật Bản trong nhà kính đã đạt chuẩn nhập vào các siêu thị như siêu thị Utimex Hà Nội, đã ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với giá hơn 50 ngàn đồng/kg. Đến địa bàn huyện Vĩnh Linh có nhiều mô hình công nghệ cao như chuỗi liên kết trồng nghệ và chế biến sản xuất tinh bột nghệ tại thị trấn Hồ Xá. Bà con tham gia thực hiện Dự án sản xuất rau củ quả trên đất cát bạc màu theo công nghệ tiên tiến trên diện tích 100 ha ở huyện Vĩnh Linh, trồng các loại như ném, cải bẹ, xà lách và măng tây, cà chua, ớt Hàn Quốc, củ cải trắng, thanh long ruột đỏ, dưa lưới trên diện tích 20 ha. Mô hình trồng dưa lưới và dưa hấu trong nhà kính rộng hơn 2.000m2 của anh Lê Văn Vượng ở xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh. Mô hình hoàn toàn không dùng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch…Tại huyện Vĩnh Linh, hiện đang có 4 mô hình nhà màng trồng rau, củ, quả sạch bao gồm: 3 mô hình thổ canh và một mô hình thủy canh tại hai xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú với tổng diện tích 5.500 m2.
          Nông dân tích cực tham gia dự án “Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao FAM - Quảng Trị”, tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ  trên quy mô 200 ha, sản xuất trái cây như chanh leo, dưa lưới, thanh long,…đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn thông qua ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa, cơ giới hóa để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình cánh đồng  lớn chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích canh tác trên 12.000 ha ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ, Gio Linh...Mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, sản xuất lúa hữu cơ, tái canh cà phê, trồng cỏ, nuôi bò, nuôi gà an toàn sinh học, nuôi lợn có quy mô, nuôi tôm theo hướng thâm canh. Nhiều doanh nghiệp, HTX trên địa bàn cũng đã hướng mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, triển khai các dự án có quy mô và áp dụng công nghệ tiên tiến như chăn nuôi lợn công nghiệp, trồng tiêu sạch, rau xà lách và dưa lưới, trồng cỏ nuôi bò, sản xuất thức ăn chăn nuôi...Canh tác theo phương pháp nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao hướng người nông dân khi trồng trọt phải áp dụng theo một quy trình chuẩn khép kín, đặc biệt không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trong sản xuất mà chỉ sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh. Bên cạnh đó, người sản xuất luôn lấy phương châm ưu tiên sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu là hướng đi mới mang tính nhân văn đáp ứng xu thế, tâm lý và thị hiếu mua.
           Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất của nông dân Quảng Trị  mang lại hiệu cao trong nông nghiệp. Áp dụng công nghệ cao để cung ứng cho thị trường đang là một hướng đi mới với nhiều hứa hẹn đối với nông dân Quảng Trị. Không chỉ đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dùng mà người nông dân có thêm điều kiện để sản xuất làm giàu ngay trên chính mảnh đất của mình.
           Những thách thức...     
         Nông dân đã tham gia thực hiện thành công bước đầu của những dự án, mô hình. Hy vọng trong thời gian đến nông dân Quảng Trị  mạnh dạn hơn, nỗ lực hơn, khai thác nguồn lực, đầu tư thưc hiện nhiều mô hình áp dụng công nghệ cao, vươn lên tầm cao mới. Song việc thực hiện công nghệ 4.0 đối với sản xuất nông nghiệp còn những thách thức mà nông dân Quảng Trị phải vượt qua. Thực tế cho thấy nông dân Quảng Trị còn gặp  không ít khó khăn, thách thức về điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, cũng như trình độ nhận thức. Trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp còn ở mức thấp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được phát huy mạnh mẽ. Nông nghiệp công nghệ cao đang phải đối diện với kế hoạch vốn đầu tư bao nhiêu trong chặng đường trước mắt hoặc lâu dài, thị trường ở đâu và ai là đối tác trong phối hợp tổ chức, quản lý. Nông nghiệp công nghệ cao đều có thể đem lại thay đổi tích cực, thậm chí sẽ là “thảm họa” nếu trồng trên quy mô lớn mà không có đầu ra...Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp 4.0 là số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại đến chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối internet vạn vật, kết hợp các hệ thống điều hành và tác nghiệp tập trung, tự động hóa và thông minh giữa công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ điều hành đảm bảo cho quá trình sản xuất - doanh diễn ra liên tục, hiệu quả và bền vững. Vì vậy buộc nông dân phải tiếp cận, thực hiện ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và bền vững.  

Tác giả bài viết: Phương Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập318
  • Hôm nay1,254
  • Tháng hiện tại31,803
  • Tổng lượt truy cập9,581,388
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây