Khó khăn trong xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới

Thứ hai - 05/08/2019 22:46
Sau gần 5 năm thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX tuy có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều hợp tác xã đã mạnh dạn xây dựng hợp tác xã kiểu mới, hoạt động năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho thành viên. Tuy nhiên bên cạnh đó, rất nhiều các HTX cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục.
Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
      Ngày 23/8/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2299/QĐ-UBND về ban hành tiêu chí phân loại và đánh giá Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017- 2020; Đồng thời ban hành Quyết định 665/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2018-2020, trong đó lựa chọn để xây dựng từ 50-60 Hợp tác xã kiểu mới theo bộ tiêu chí tại Quyết định 2299/QĐ-UBND. Qua 02 năm triển khai thực hiện, các hợp tác xã còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng hợp tác xã theo đúng tính chất kiểu mới.
      Trong quá trình hoạt động, các Hợp tác xã còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập: đa số các HTX có ít nguồn vốn để hoạt động, trang thiết bị lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chưa xây dựng được chuỗi liên kết, sức cạnh tranh kém. Khả năng huy động vốn của các thành viên rất hạn chế, khó vay vốn từ ngân hàng. Trình độ cán bộ Hợp tác xã còn rất hạn chế, chưa thực sự năng động trong cơ chế thị trường hiện nay.
      Trong vấn đề xây dựng các tiêu chí Hợp tác xã kiểu mới, khó khăn lớn nhất của các Hợp tác xã chủ yếu là các chỉ số về kinh tế (Doanh thu, lợi nhuận…) và chế chộ chính sách cho cán bộ làm việc trong hợp tác xã (Tiền lương, chế độ bảo hiểm…). Do quy mô hoạt động hạn chế, chủ yếu là các dịch vụ đầu vào, nên doanh thu tạo ra chưa cao, lợi nhuận thấp, vì vậy việc thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ Hợp tác xã còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn các HTX nông nghiệp trình độ quản lý điều hành hạn chế, lúng túng trong định hướng, xây dựng kế hoạch, giải pháp hoạt động. Nhiều HTX có số thành viên lớn nhưng vốn góp lại rất ít và chủ yếu thực hiện các dịch vụ “đầu vào”, số HTX làm dịch vụ “đầu ra” còn hạn chế. Việc liên kết, liên doanh giữa HTX với HTX, giữa HTX với các thành viên kinh tế khác còn ít, hiệu quả chưa cao. Chưa có nhiều Doanh nghiệp mạnh dạn liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các Hợp tác xã.
      Ngoài ra, các thành viên còn chưa thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với các hoạt động và sự sống còn của HTX. Các HTX cũng chưa thể hiện được vai trò kết nối giữa các thành viên với thị trường. Sự gắn kết lợi ích giữa HTX và thành viên mờ nhạt, chưa mang tinh thần hợp tác. Lợi ích kinh tế trực tiếp do HTX mang lại cho thành viên chưa nhiều.
      Các Hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã 2012 ra đời có đặc thù khác hơn các hợp tác xã chuyển đổi từ Hợp tác xã kiểu cũ. Các Hợp tác xã này số lượng thành viên ít hơn, tuy nhiên đã xây dựng và phát triển được sản phẩm chủ lực, hoạt động năng động, xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng, có chiến lược để phát triển sản phẩm...Điển hình như HTX Tân Hợp, Hợp tác xã Chân Mây, Hướng Hóa, HTX Hồ Tiêu Vĩnh Linh, HTX Van pa, Đakrông, HTX Đông Triều, Triệu Phong… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các Hợp tác xã này có Nhiều HTX đang rất khát vốn để mở rộng sản xuất, nhưng không thể tiếp cận được chính sách hỗ trợ vay vốn từ các tổ chức tín dụng do không có tài sản thế chấp, một số hợp tác xã thiếu quỹ đất để mở rộng sản xuất, …  Sản phẩm của các Hợp tác xã có chất lượng, đã đăng ký thương hiệu, trên sản phẩm có mã vạch truy xuất nguồn gốc, có chỉ dẫn địa lý, tuy nhiên việc liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
      Để xây dựng thành công mô hình Hợp tác xã kiểu mới theo đúng bản chất và đúng quy định về tiêu chí đòi hỏi các Hợp tác xã cần nổ lực phấn đấu hơn nữa nhằm mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng phướng án sản xuất cụ thể và có hiệu quả, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ đầu ra… Đồng thời có phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng bộ phận cụ thể nhằm gắn trách nhiệm và hoạt động năng động hơn. Các Hợp tác xã quy mô nhỏ, hoạt động không hiểu quả thì mạnh dạn giải thể hoặc sáp nhập để mở rộng quy mô hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để hoạt động hiểu quả, đem lại lợi ích cao hơn cho thành viên.

Tác giả bài viết: Trần Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập586
  • Hôm nay1,606
  • Tháng hiện tại32,155
  • Tổng lượt truy cập9,581,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây