Nông thôn đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Thứ tư - 26/06/2019 21:33
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã thổi luồng gió mới làm đổi thay nhiều vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang, sạch đẹp hơn, đời sống của người dân được cải thiện, nâng lên đáng kể về cả vật chất và tinh thần.
Người dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới​
Người dân thực hiện vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới​
Năm 2015, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh trở thành xã đầu tiên của huyện Gio Linh về đích trong chương trình xây dựng NTM. Cũng như nhiều xã khác ở huyện Gio Linh, Gio Sơn bắt tay vào xây dựng NTM từ xuất phát điểm khá thấp, năm 2011 toàn xã mới chỉ đạt 4/19 tiêu chí, 15 tiêu chí còn lại là một thách thức rất lớn đối với một xã thuần nông như Gio Sơn. Trước những khó khăn cần phải giải quyết, ngay từ ngày đầu thực hiện, chính quyền địa phương đã xác định công tác chỉ đạo, điều hành, quản lí phải đảm bảo đúng theo nguyên tắc công khai, minh bạch, phát huy tinh thần dân chủ, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để người dân được biết, được bàn và chung tay thực hiện. Nhờ vậy, quá trình triển khai chương trình xây dựng NTM, địa phương đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực từ phía người dân. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Gio Sơn vượt khó, thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM.
 
Chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện, Chủ tịch UBND xã Gio Sơn Đỗ An Chung cho biết: “Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, chúng tôi đã chọn những tiêu chí dễ thực hiện trước nhằm rút kinh nghiệm, qua đó từng bước nâng tỉ lệ số tiêu chí đạt lên để kích cầu, cổ vũ tinh thần cho người dân trong xây dựng NTM”. Sau khi thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM, xã Gio Sơn có sự thay đổi rõ nét, nhất là cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, người dân cũng thay đổi tư duy sau khi chương trình xây dựng NTM được triển khai. Với vai trò chủ thể, người dân địa phương không chỉ tham gia ủng hộ trong công tác giải phóng mặt bằng, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng NTM mà còn thay đổi tư duy phát triển kinh tế gia đình, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường chung cũng như tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
 
Năm 2010, khi triển khai chương trình xây dựng NTM, toàn tỉnh chỉ có 66/117 xã đạt trên 10 tiêu chí, đặc biệt có đến 78/117 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn chỉ đạt 9,9 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo ở khu vực nông thôn còn chiếm tỉ lệ cao 24,7% (đầu năm 2011). Toàn tỉnh chỉ có 3/117 xã đạt tiêu chí về thu nhập và chưa có xã đạt chuẩn về tiêu chí hộ nghèo (năm 2010). Thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh đã phát động phong trào Quảng Trị chung sức xây dựng NTM. Mặt trận và các đoàn thể đã vào cuộc tích cực trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của hội viên và nhân dân; tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi tại các địa phương, góp phần hoàn thiện các tiêu chí NTM. Doanh nghiệp và HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM.
 
Hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách cho vay tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất. Ngoài thực hiện công tác cho vay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác an sinh xã hội tại các địa phương, nhằm góp phần hoàn thiện các tiêu chí về xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, người dân đã tích cực tham gia các hoạt động xây dựng NTM và có nhiều đóng góp quan trọng như: hiến kế, hiến đất, công, tài sản và đóng góp bằng tiền mặt để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…Nhờ vậy, qua hơn 8 năm chương trình xây dựng NTM được triển khai, bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi trong tỉnh đã được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, trạm y tế... từng bước được xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất và xây dựng NTM. Môi trường khu vực nông thôn được cải thiện; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững.
 
Tính đến cuối năm 2018, tổng số tiêu chí đạt bình quân của mỗi xã là 14,88 tiêu chí; toàn tỉnh đã có 52 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tỉ lệ hộ nghèo vùng nông thôn giảm còn 14,25%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/năm. Không chỉ hoàn thành chương trình xây dựng NTM, nhiều địa phương trong tỉnh đang tiến hành xây dựng NTM kiểu mẫu, xây dựng nông thôn dần trở thành những vùng quê đáng sống. Triển khai nhiều hoạt động như trồng hoa, cây xanh tạo cảnh quan môi trường nông thôn, xây dựng các con đường kiểu mẫu, khu vườn mẫu. Nhiều xã còn tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Với quyết tâm chính trị cao nhất cùng với sự nỗ lực, đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng NTM đã làm cho bộ mặt nông thôn trong tỉnh thực sự có chuyển biến tích cực và ngày càng khởi sắc.
 
 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
98 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay1,858
  • Tháng hiện tại10,491
  • Tổng lượt truy cập9,524,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây