Hội nghị triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp, xây dựng nông thôn mới thuộc các xã đặc biệt khó khăn và sơ kết Đề án thí điểm mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 15/11/2018 02:30
Ngày 13/11/2018, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị “Triển khai đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp, thuộc các xã đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020” và sơ kết “Đề án thí điểm mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020”. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT-Trần Thanh Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai-Kpă Thuyên, Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương-Nguyễn Minh Tiến đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị, có đại diện một số Bộ/ngành Trung ương, một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có liên quan, cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Điều phối nông thôn mới của 40 tỉnh thành.
Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
     Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới được triển khai tại 3.513 thôn, bản, ấp của 36 tỉnh (trong đó, tỉnh Quảng Trị có 93 thôn, bản thuộc 10 xã tại 02 huyện Hướng Hóa và Đakrông). Nội dung hỗ trợ của Đề án gồm: hỗ trợ trực tiếp nhóm nội dung về phát triển sản xuất và hỗ trợ xây dựng công trình thiết yếu; lồng ghép nâng cao năng lực cộng đồng và phát triển hạ tâng kinh tế - xã hội thôn. Mục tiêu của Đề án nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu không còn xã dưới 05 tiêu chí; đến năm 2020 thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi Đề án tăng ít nhất từ 1,6 đến 1,8 lần so với năm 2015; các thôn đạt được mục tiêu có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; cơ bản hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn; phấn đấu 50% thôn trong phạm vi Đề án được công nhận hoàn thành tiêu chí nông thôn mới cấp thôn do UBND tỉnh ban hành.

     Đối với Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa; tập trung triển khai các mô hình bảo vệ môi trường gồm: mô hình cung cấp nước sạch nông thôn, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt, thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi, thu gom và xử lý bao gói thuốc BVTV, mô hình tuyên truyền bảo vệ môi trường. Sau hơn 01 năm thực hiện, Đề án đã triển khai thí điểm các công nghệ xử lý chất thải, thí điểm cơ chế duy trì, vận hành các hệ thống sau đầu tư, thí điểm cơ chế huy động nguồn lực thực hiện, từ đó sẽ đề xuất các chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, Đề án còn lồng ghép việc triển khai xây dựng mô hình với các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
 
      Sau khi nghe báo cáo, tham luận của một số bộ, ngành và địa phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT-Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương khẩn trương xây dựng và ban hành tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới; tăng cường công tác tuyên truyền, tập trung đào tạo cho các cán bộ thôn, bản; phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực hợp lý cho việc triển khai các Đề án./.

Tác giả bài viết: Minh Hải, Văn phòng điều phối nông thôn mới Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập72
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại75,372
  • Tổng lượt truy cập8,168,908
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây