Một cách làm hay để bảo vệ môi trường.

Thứ sáu - 04/04/2014 03:15
Khi đời sống được cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm càng nhiều, điều này đồng nghĩa với lượng rác thải sinh hoạt trong cộng đồng dân cư ngày càng gia tăng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhiều loại hình thu gom rác tận hộ gia đình đã được hình thành. Trong đó huyện Triệu Phong là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả mô hình này. Đây là 1 cách làm hay để bảo vệ môi trường.
Ngày chủ nhật xanh
Ngày chủ nhật xanh
         Bảo vệ môi trường là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên lâu nay đây là 1 trong những vấn đề rất khó giải quyết triệt để ở nông thôn. Thực tế cho thấy, đa số người dân vẫn còn thói quen đổ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải, xác chết động vật... dọc các tuyến đường chính, các kênh mương, ven ruộng, ao hồ, đổ tràn ngập các đường thôn, ngõ xóm... ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân, gây mất mỹ quan thôn, xóm, đặc biệt tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tật. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, nhiều loại hình thu gom rác tận hộ gia đình ở nông thôn đã được hình thành.
        Ngay sau khi được huyện chọn làm thí điểm xây dựng nông thôn mới, năm 2010, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã xây dựng mô hình thu gom rác thải với sự đồng thuận cao của người dân. Theo Chủ nhiệm HTX Triệu Thuận Trần Văn Tấn, nhờ xác định rõ vai trò trong xây dựng nông thôn mới, từ năm 2010 HTX đã thành lập 9 tổ thu gom rác thải ở 8 khu dân cư với hơn 1.200 hộ gia đình do Hội Phụ nữ đảm nhận, mỗi tổ gồm hai người. Xã viên nhất trí đóng góp mỗi hộ 4.000 đồng/tháng và tự gom rác thải vào một nơi, các tổ thu gom 2 lần/tháng vào ngày 14 và 29 đến từng nhà thu gom đưa đến bãi rác được HTX xây dựng nằm ở xa khu dân cư. Theo đó, với cách làm này ý thức của người dân ngày càng cao và môi trường nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp. Mô hình hoạt động có hiệu quả, được huyện đánh giá cao và Phòng Tài nguyên - Môi trường của huyện đã quyết định hỗ trợ cho xã 2 xe kéo rác chuyên dụng, 18 thùng rác, hỗ trợ xây dựng thêm 2 hố xử lý rác.
        Cùng với đó, ở xã Triệu Thành, do trên địa bàn không có nơi xử lý rác thải tập trung nên trước đây tình trạng rác thải vứt bừa bãi đã diễn ra phổ biến ở ven các tuyến đường trong xã, nhất là ở các bãi đất bỏ hoang. Để chấm dứt tình trạng này, từ năm 2012 xã đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác lưu động có sự đóng góp kinh phí của người dân. Cụ thể, đã tuyên truyền, vận động để người dân có ý thức bảo vệ môi trường và thành lập một đội thu gom rác lưu động gồm có 3 thành viên, với nhiệm vụ là hàng ngày đi đến từng nhà và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ để thu gom rác sau đó đưa về tập trung một điểm để chuyển đi nơi khác xử lý. Để duy trì hoạt động và tạo thêm thu nhập cho các thành viên của đội, mỗi hộ gia đình tự nguyện đóng góp mỗi tháng 12.000 đồng, riêng các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ đóng góp 20.000 đồng. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả cao, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan nông thôn. Nhằm phát huy hiệu quả mô hình, Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Thành Nguyễn Thế Nhân cho biết, thời gian tới xã tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con hưởng ứng phong trào thu gom rác thải, có ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, xã sẽ phát huy nội lực của mình để duy trì mô hình này, tuy nhiên do nguồn kinh phí ở địa phương hạn hẹp nên đề nghị với huyện hàng năm trích một phần kinh phí từ sự nghiệp môi trường để hỗ trợ cho các xã để duy trì có hiệu quả mô hình thu gom rác thải.
         Không chỉ tổ chức thu gom rác thải, các xã trên địa bàn huyện Triệu Phong còn triển khai nhiều hoạt động để bảo vệ môi trường nông thôn xanh sạch đẹp như hàng tuần, hàng tháng các tổ chức đoàn thể phát động phong trào ra quân dọn vệ sinh ở các công trình công cộng, khu dân cư, thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Từng gia đình cũng tự giác cải tạo vườn tạp, làm sạch đẹp khuôn viên nhfa ở của mình, xâ hầm Biooga, xây nhà vệ sinh tự hoại.
        Xử lý triệt để rác thải ở nông thôn bằng mô hình thu gom do người dân tự đảm nhiệm và đóng góp kinh phí đã và đang được nhiều nơi ở huyện Triệu Phong và tỉnh Quảng Trị triển khai. Đây là một cách làm hay cần được nhân rộng và có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành để các xã xây dựng nông thôn mới sớm hoàn thành tiêu chí về  môi trường.

Tác giả bài viết: Bá Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay11,914
  • Tháng hiện tại75,907
  • Tổng lượt truy cập8,276,204
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây