Hải Phúc nổ lực giảm nghèo

Thứ tư - 12/03/2014 10:25
Hải Phúc là 1 trong 3 xã nằm ở chiến khu Ba Lòng, thuộc huyện Đakrông, 1 trong các huyện nghèo của cả nước. Xã có 138 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Trước đây xã bị cô lập, tách biệt với bên ngoài còn bây giờ khi Nhà nước đầu tư xây dựng 1 con đường rộng rãi nối từ Trung tâm huyện về vùng chiến khu, người dân có điều kiện giao lưu thông thương với bên ngoài, việc mua bán, trao đổi hàng hóa thuận lợi hơn.
Nhà ở hộ nghèo ở Đakrông
Nhà ở hộ nghèo ở Đakrông
         Không những thế, nhờ nguồn vốn của chương trình, dự án, đặc biệt là nguồn vốn từ chương trình 30a của Chính phủ, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, bộ mặt các bản làng đã thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó người dân được hưởng các chính sách hỗ trợ vốn, giống, tập huấn kỹ thuật nên đã có cơ hội vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Ông Hồ Văn Nhờ, người dân xã Hải Phúc kể rằng: Trước đây khi chưa có hệ thống thủy lợi, chưa có đường giao thông để các phương tiện cơ giới đi vào, bà con cũng đã biết trồng lúa nước nhưng năng suất thấp, nay nhà nào cũng tìm cách khai hoang những vùng đất bằng để mở rộng diện tích. Riêng gia đình ông đã khai hoang được hơn 1 ha, áp dụng giống mới, cho năng suất cao. Ngoài ra ông còn chăn nuôi trâu bò đàn, trồng rừng kinh tế, thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng, xây được nhà cửa khang trang, mua sắm được tủ lạnh, xe máy, ty vi, nuôi con cái ăn học đàng hoàng.
          Có thể nói những năm qua người dân ở Hải Phúc, huyện Đakrông đã biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình để làm ruộng nước, trồng lạc, đậu xanh, trồng sắn cao sản, trồng rừng kết hợp với chăn nuôi trâu bò đàn nên thu nhập ngày càng cao. Nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 trên 50% nay giảm chỉ còn 17% và rơi vào những hộ già yếu neo đơn, thường xuyên đau ốm hoặc chưa có kinh nghiệm làm ăn. Điều đáng nói hơn là trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, xã Hải Phúc đã biết tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại giá trị cao và triển khai các biện pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững. Trong trồng lúa nước, xã đã chỉ đạo áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt chọn 30 hộ xây dựng mô hình 1 phải 5 giảm, 1 phải tức là sử dụng giống lúa tốt, 5 giảm là giảm lượng thóc giống, giảm lượng phân đạm bón thừa, giảm lượng thuốc Bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới và giảm thất thoát sau đầu tư. Bên cạnh đó chọn 10 hộ thí điểm trồng 10 ha cao su tiểu điển và hỗ trợ giống, cấp gạo cho dân trồng rừng, mỗi hộ trồng 1 đến 2 ha. Ông Hồ Xuân Hoàng, Chủ tịch UBND xã nói: Trước kia đời sống của bà con nhìn chung rất khó khăn. Từ khi có chương trình 134, 135 và hiện nay là chương trình 30a hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn ngày càng hoàn thiện, nhất là có các công trình thủy lợi, phục vụ rất có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp. Do đó bây giờ xã đã xóa được đói, đảm bảo an ninh lương thực tại chổ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Đặc biệt người dân đã có ý thức vươn lên làm giàu, tích cực tìm hiểu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mạnh dạn vay vốn, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả.
           Không giống như 1 vài nơi trong tỉnh Quảng Trị, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hải Phúc bây giờ không còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, họ đã hiểu Nhà nước quan tâm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tức là tạo những điều kiện tốt nhất, muốn vươn lên thoát nghèo và làm giàu thì mỗi gia đình phải biết tìm cách để phát triển kinh tế. Với 138 hộ gia đình có hơn 50 ha lúa nước cộng với hàng trăm ha  rừng, phát triển chăn nuôi và bây giờ đang chăm sóc cao su, với sự thuận lợi về giao thông đi lại cũng như trao đổi hàng hóa, Hải Phúc sẽ là 1 trong những xã ở huyện Đakrông sẽ sớm về đích trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đã đề ra.
 

Tác giả bài viết: Bá Thuần- Đài PTTH Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay6,987
  • Tháng hiện tại11,498
  • Tổng lượt truy cập8,421,140
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây