Mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao

Thứ năm - 21/02/2019 04:09
Đến với thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, hỏi vợ chồng anh Nguyễn Trưng Vương chị Lê Thị Tiêu, ai cũng biết và nhắc tới với sự khâm phục. Đây là một đôi vợ chồng trẻ điển hình trong phát triển kinh tế trang trại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Mô hình chăn nuôi của vợ chồng anh Vương​
Mô hình chăn nuôi của vợ chồng anh Vương​

Nhằm khai thác tiềm năng vùng đất đỏ ba dan màu mỡ, sau khi lập gia đình, vợ chồng anh Vương khai hoang 5 ha đất hoang hóa trồng các loại cây ngắn ngày, phát triển đàn gia súc, gia cầm để lấy ngắn nuôi dài. Tận dụng diện tích ao hồ mặt nước sẵn có, anh khoanh vùng thả các loại cá trắm, trê, mè… để tạo thêm thu nhập. Bên cạnh đó, anh đã không ngừng học hỏi, nhiệt tình tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật do cơ quan khuyến nông tổ chức, thông qua các nguồn thông tin, anh đã học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở nhiều nơi để tích lũy kinh nghiệm đưa về ứng dụng cho mô hình của gia đình mình.

 

Hiện nay mô hình của anh đang ngày càng phát triển mở rộng đến 12 ha, trong đó 8 ha trồng cây cao su. Đến nay 5 ha cao su đã đi vào khai thác mủ, 150 gốc tiêu, 0,5 ha dứa đã cho thu hoạch. Ngoài ra trong vườn anh trồng thêm xoài, chôm chôm, trồng thử 300 gốc bời lời từ nguồn giống ở Gia Lai đưa về, 1.000 m2 cây chè vằng, đến nay cây đã xanh tốt. Ngoài khuôn viên trang trại, anh còn trồng thêm 10ha rừng tràm.

 

Vợ chồng anh còn đầu tư hệ thống chuồng trại xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường để nuôi 30 con dê, 2 con trâu, 5 con bò, 5 con lợn bản, các loại gà ta, gà lai đá, ngan, ngỗng... lên đến vài trăm con và nuôi thử nghiệm 15 con gà Đông Tảo. Để tận dụng nguồn phân thải từ chăn nuôi, anh xây dựng 1.000 m2 ao hồ nuôi cá xung quanh khuôn viên chuồng trại.

 

Những năm qua, chỉ tính riêng từ cây trồng, vợ chồng anh thu về trên 150 triệu đồng/năm, cộng thêm thu nhập từ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, nuôi cá, có thêm trên 100 triệu đồng nữa, đó là chưa kể đến thu nhập thường xuyên từ việc kinh doanh mủ cao su.

 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Nghĩa Nguyễn Anh Hai cho biết: “Trong thời gian tới, ngoài việc tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham quan học tập các mô hình hay, điển hình, phù hợp với điều kiện của nông hộ để nông dân học tập làm theo, các cấp hội sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị chuyển giao, mở thêm các lớp tập huấn kĩ thuật, chăm sóc cây trồng, con nuôi, hạch toán hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức cho hội viên trong phát triển kinh tế dựa vào tiềm lực sẵn có ở địa phương”.

 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay1,161
  • Tháng hiện tại31,115
  • Tổng lượt truy cập9,580,700
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây