Di dời cơ sở chăn nuôi ra xa khu dân cư, điểm sáng ở Hải Khê

Chủ nhật - 03/03/2019 20:37
Được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, cấp đất sản xuất và hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhiều hộ dân di dời trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất ra vùng cát ở xã Hải Khê, huyện Hải Lăng giờ đây đã dần ổn định ở nơi làm ăn mới
Mô hình nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao của một gia đình ở xã Hải Khê, Hải Lăng​
Mô hình nuôi gà đạt hiệu quả kinh tế cao của một gia đình ở xã Hải Khê, Hải Lăng​
Tập quán chăn nuôi, trồng trọt ngay trong khu dân cư đã tồn tại từ lâu đời ở vùng nông thôn, trong đó có vùng biển bãi ngang. Thói quen lâu đời này thật sự khó thay đổi trong suy nghĩ của người dân, bởi vậy việc thực hiện di dời trang trại, gia trại ra xa khu dân cư những năm trước khá gian nan. Từ sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã Hải Khê đã được đẩy mạnh. Trong đó việc quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi có quy mô lớn nằm trong khu dân cư ra khu chăn nuôi tập trung đã được địa phương tích cực triển khai bắt đầu từ năm 2016. Sau một thời gian thực hiện, đến nay xã Hải Khê đã xây dựng hoàn thiện khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư có quy mô 10 ha ở thôn Trung An. Hiện tại đã có 12 hộ chăn nuôi lợn, gia cầm di dời trang trại, gia trại ra chăn nuôi tại khu chăn nuôi tập trung. Khu chăn nuôi tập trung này đã hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường điện hiện nay đang phục vụ cho 12 hộ chăn nuôi.
 
Anh Trương Lý Khanh sau khi di dời cơ sở chăn nuôi gia đình ra khu chăn nuôi tập trung đã có điều kiện mở mang sản xuất, bước đầu tạo được mô hình kinh tế có hiệu quả. Anh Khanh cho biết: “Gia đình tôi triển khai mô hình nuôi gà với hình thức cuốn chiếu, mỗi lứa khoảng 1.000 con, trong đó chủ yếu là gà đá lai, gà ác… Hiện nay gà thương phẩm được tiêu thụ ổn định ngay trong huyện nên đầu ra không lo. Thời gian tới tôi tiếp tục đầu tư nuôi thâm canh, mở rộng một số con nuôi mới để nâng cao thu nhập”. Cũng như anh Khanh, từ năm 2017, anh Trần Quang Huấn đã đăng kí di dời mô hình ra vùng chăn nuôi tập trung để làm ăn thuận lợi và không gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Sau một thời gian cải tạo diện tích đất được cấp khoảng 4.000 m2, anh đầu tư nuôi 10 con bò lai nhốt chuồng, trồng 500 m2 cỏ và một số gia cầm. Đến nay mô hình nuôi bò của anh Huấn đã mang lại hiệu quả tích cực, mỗi năm có mức thu nhập hàng chục triệu đồng. “Ra đây chăn nuôi thuận lợi hơn trong khu dân cư. Vừa được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất, vay vốn ưu đãi, vừa hạn chế được rủi ro do dịch bệnh nên ai cũng yên tâm làm ăn”, anh Huấn nói.
 
Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua xã Hải Khê đã tích cực hỗ trợ người dân chú trọng phát triển các mô hình trồng cỏ nuôi bò, chăn nuôi lợn trang trại, gia trại tại các khu chăn nuôi quy hoạch, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Địa phương đã xây dựng chính sách hỗ trợ 2 mô hình nuôi bò với tổng số 7 con bò lai giống mới trọng lượng 130 kg trở lên/con, hỗ trợ trồng 1.000 m2 cỏ và 20 triệu đồng/mô hình, nhằm phát triển đàn bò theo hướng bài trừ bò cóc, phát triển bò lai đồng thời với việc kết hợp mở rộng diện tích trồng cỏ. Mục tiêu của địa phương là phấn đấu đến cuối năm 2019 nâng tổng đàn bò lên trên 320 con, trong đó bò lai trên 235 con; đàn lợn thịt trên 10.000 con, lợn nái sinh sản 340 con; đàn dê 20 con; gia cầm các loại 8.000 con.
 
Phó Chủ tịch UBND xã Hải Khê Hà Văn Hiếu cho biết, xã đang tiếp tục khuyến khích người dân phát triển đàn lợn quy mô tập trung theo hướng trang trại, gia trại ngoài khu dân cư kết hợp xây dựng hầm khí biogas, phấn đấu đến cuối năm 2019 có trên 20 mô hình nuôi lợn quy mô từ 100 con trở lên kết hợp thả cá tại các khu chăn nuôi; 100% hộ chăn nuôi lợn trong khu dân cư xây dựng hầm khí biogas. “Xã đang chuẩn bị hoàn thành thêm khu chăn nuôi tập trung thôn Thâm Khê với diện tích 5 ha. Hiện xã đã hỗ trợ một số mô hình như: 1 mô hình nuôi bò, trồng cỏ với số tiền hỗ trợ 20 triệu đồng; hỗ trợ 2 mô hình nuôi cá với kinh phí 15 triệu đồng/mô hình; 2 mô hình trồng rau sạch với quy mô 2.000 m2… Được hỗ trợ đất đai, vốn làm ăn trong các khu chăn nuôi nên các hộ rất phấn khởi, an tâm sản xuất. Với những hiệu quả bước đầu khả quan, hi vọng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt sẽ tạo nguồn thu nhập cao cho người dân bên cạnh nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản truyền thống”, anh Hiếu cho biết.

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,161
  • Tháng hiện tại31,249
  • Tổng lượt truy cập9,580,834
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây