Xây dựng thiết chế văn hoá trong nông thôn mới - là nền tảng, là động lực

Thứ sáu - 08/12/2023 04:25
Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Thiết chế văn hóa, thể thao là địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là diện mạo văn hóa của mỗi địa phương, có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển con người một cách toàn diện. Đồng thời, thiết chế văn hóa, thể thao là nơi tổ chức các cuộc họp của cộng đồng để phổ biến, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương của địa phương đến với người dân. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhà văn hoá thôn Trương Xá, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ
Nhà văn hoá thôn Trương Xá, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ
      Trong những năm qua, được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;  cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương, được sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân; các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị về cơ bản có hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, được trang bị cơ sở vật chất, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, đáp ứng nơi hội họp, sinh hoạt của các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển văn hoá gắn với CTMTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được cải thiện, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hoá, thể thao giữa các vùng miền.
        Đến nay toàn tỉnh Quảng Trị có 8 huyện, thị xã xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thị xã hoàn thành nông thôn mới; có 8 trung tâm văn hoá- thể thao cấp huyện đạt chuẩn, đảm bảo tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Có 91/116 xã, phường, thị trấn (bao gồm các phường, thị trấn của huyện, thị xã xây dựng nông mới) có trung tâm văn hóa - thể thao, đạt tỷ lệ 78,4; trong đó: Có 68/91 trung tâm văn hóa-thể thao đạt chuẩn, tỷ lệ 74,7%; có 710/738 thôn, bản, khu phố (bao gồm các khu phố tại các thị trấn của huyện xây dựng nông mới) có nhà văn hóa- khu thể thao, tỷ lệ 96,2% trong đó có 392/710 nhà văn hóa – khu thể thao thôn đạt chuẩn, tỷ lệ 55,2%. Bên cạnh đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Toàn tỉnh có 164.331/172.990 gia đình được công nhận gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 95%, 775/800 làng, bản, khu phố được công nhận văn hóa đạt tỷ lệ 96,8 % . Công tác triển khai thực hiện phong trào đã có những tác động tích cực chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Nhân dân đồng lòng, đồng sức cùng nhà nước góp công, góp của, xã hội hóa các hoạt động nhằm tạo ra các nguồn lực tập trung xây dựng nông thôn mới. Đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, hệ thống thủy lợi, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được xây dựng, cảnh quan môi trường cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, khởi sắc.
       Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng thiết chế văn hoá ở cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu các Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, Nhà văn hóa - khu thể thao cấp thôn. Nhiều công trình chưa đạt chuẩn, hư hỏng, xuống cấp, chưa đảm bảo chỗ ngồi, diện tích sau sáp nhập các đơn vị hành chính, một số công trình văn hóa hiện đại chưa phát huy hết công năng, hiệu quả sử dụng vốn có. Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh còn lúng túng trong việc xử lý các nhà văn hóa dôi dư vì liên quan đến quỹ đất, giá trị của công trình và nguồn vốn xây dựng công trình mới để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Nguồn lực tại địa phương (nhân lực và vật lực) phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Phần lớn các thiết chế văn hóa, thể thao hiện nay được chính quyền ở cơ sở sử dụng cho mục đích hội họp là chủ yếu và hoạt động theo sự vụ, sự việc; công tác huy động xã hội hóa trong xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp còn khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân.
       Giải pháp đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả trong xây dựng các thiết chế văn hoá cũng như phát triển đời sống văn hoá của nhân dân đó chính là tiếp tục tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; triển khai thực hiện các Dự án thành phần trong CTMTQG xây dựng nông thôn mới; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc các bộ tiêu chí nông thôn mới đảm bảo quy định. Các địa phương cần có giải pháp, kế hoạch cụ thể về sắp xếp các Trung tâm văn hóa- thể thao cấp xã, Nhà văn hóa- khu thể thao cấp thôn. Đồng thời cần xây dựng cơ chế, chính sách thuận lợi để khuyến khích, huy động nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, xác định rõ đây là một  động lực quan trọng.
Để xây dựng thành công nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ngoài kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội; an ninh trật tự được giữ vững; môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao...thì việc nâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó chính  là "Nền tảng, động lực, nguồn lực nội sinh"  bảo đảm xây dựng và phát triển nông thôn mới bền vững. Muốn vậy, thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò của các thiết chế văn hóa, thể thao trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại.

Nguồn tin: Bài và ảnh, Thuỳ Vân VPĐPNTM tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay16,366
  • Tháng hiện tại111,359
  • Tổng lượt truy cập8,521,001
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây