Hiệu quả thiết thực từ các mô hình hỗ trợ máy móc, thiết bị cho Hợp tác xã nông nghiệp

Thứ ba - 17/12/2019 21:21
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng trị đã tiếp cận nhiều hơn với các chính sách hỗ trợ Nhà nước như đào tạo tập huấn, hỗ trợ thí điểm cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại các Hợp tác xã, xúc tiến thương mại, hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hỗ trợ máy móc, thiết bị cho sản xuất, sơ chế và chế biến sản phẩm.
Hỗ trợ hệ thống máy chế biến gừng nghệ tại Hợp tác xã Tân Hợp
Hỗ trợ hệ thống máy chế biến gừng nghệ tại Hợp tác xã Tân Hợp
     Nhiều Hợp tác xã đã sản xuất được nhiều sản phẩm chủ lực có chất lượng tốt, sản lượng cao như lúa canh tác tự nhiên, lúa chất lượng cao, cà phê hữu cơ, hồ tiêu, đậu xanh tằm… Tuy nhiên do nguồn lực tài chính còn hạn chế nên việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để sơ chế, chế biến nâng cao giá trị gia tăng còn rất khó khăn, làm hạn chế năng lực và nhu cầu của các Hợp tác xã.

     Nắm bắt được nhu cầu thiết thực đó và với mục tiêu thúc đẩy phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động thực sự năng động, hiệu quả, Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị đã tập trung ưu tiên hỗ trợ máy móc, thiết bị trong sản xuất, sơ chế và chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chủ lực của hợp tác xã.

     Từ năm 2018 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã hỗ trợ cho 10 Hợp tác xã nông nghiệp được tiếp cận các máy móc, thiết bị hiện đại trong sản xuất, chế biến sản phẩm, đó là các hợp tác xã đã có sản phẩm nhưng còn thiếu kinh phí đầu tư để sơ chế, chế biến sản phẩm, điển hình như: Hợp tác xã Chân Mây Bắc Hướng Hóa được hỗ trợ giàn phơi tự nhiên và máy xay xát chế biến cà phê sạch theo hướng hữu cơ, Hợp tác xã Cổ Mỹ (Vĩnh Giang) được hỗ trợ máy nghiền bột mịn và xay đậu xanh tằm, Hợp tác xã Tân Hợp (Hướng Hóa) với máy chế biến sản phẩm gừng, nghệ; Hợp tác xã Thành Công (Vĩnh Linh) được hỗ trợ hệ thống làm mát và máy phát điện phục vụ chăn nuôi lợn, Hợp tác xã Nông sản sạch canh tác tự nhiên Triệu Phong được hỗ trợ máy móc trong chế biến gạo sạch canh tác tự nhiên; Hợp tác xã Quang Hạ (Gio Linh) và Hợp tác xã Cam An (Cam Lộ) được hỗ trợ máy móc trong chế biến gạo sạch, Hợp tác xã Trường Sơn (Cam Lộ) được hỗ trợ máy chiết xuất tinh dầu để sản xuất dược liệu; Hợp tác xã Đông Triều  (Triệu Phong) được hỗ trợ hệ thống sấy lạnh trong chế biến sản phẩm ớt; Hợp tác xã Kinh Môn (Gio Linh) được hỗ trợ máy móc trong chăm sóc và khai thác gỗ rừng trồng…

     Các mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả, khi đã góp phần hoàn thiện được các khâu trong sơ chế, chế biến sản phẩm, khâu đem lại giá trị gia tăng cho sản phẩm của hợp tác xã. Hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trước đây chủ yếu chỉ thực hiện các khâu dịch vụ để phục vụ thành viên. Từ khi được chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, nhiều hợp tác xã đã có chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã đã chú trọng để tạo ra và phát triển sản phẩm chủ lực, ưu tiên các dịch vụ trong kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì vậy đã xuất hiện nhiều hợp tác xã chuyên ngành, sản xuất các loại sản phẩm chủ lực của tỉnh và tiếp cận có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

   image001
Hỗ trợ máy chế biến đậu xanh tại HTX Cổ Mỹ, Vĩnh Giang

Nguồn tin: Hoa Lệ, Chi cục Phát triển nông thôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay2,018
  • Tháng hiện tại49,200
  • Tổng lượt truy cập8,142,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây