Nỗ lực xây dựng thương hiệu miến từ lợi thế của địa phương

Chủ nhật - 08/12/2019 21:31
Với nhiều cách làm khác nhau, nhiều hộ cá nhân đã chủ động sáng tạo để làm ăn kinh tế dựa trên lợi thế của địa phương. Bằng sự đam mê, kết hợp với việc học hỏi thêm quy trình sản xuất, sáng tạo trong lao động, cho đến nay sản phẩm miến Loan Hảo ở thôn Hiền Lương xã Vĩnh Thành huyện Vĩnh Linh đã có chổ đứng trên thị trường nhờ chính chất lượng mà người sản xuất đưa vào sản phẩm. Đó cũng chính là yếu tố then chốt để một sản phẩm chinh phục được người tiêu dùng hiện nay.
Mở rộng mô hình sản xuất với các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mở rộng mô hình sản xuất với các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bắt tay vào sản xuất miến từ năm 2013, với số vốn gần 70 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Hảo, ở thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh đã đầu tư máy móc, trang thiết bị và huy động nhân công là các thành viên trong gia đình để mở cơ sở sản xuất miến Loan Hảo ở quy mô nhỏ. Thời gian đầu, cơ sở của chị chỉ sản xuất trung bình từ 15-20 kg miến khô thành phẩm mỗi ngày và phải gửi đi các quán tạp hóa nhỏ trong vùng để giới thiệu sản phẩm.
 
Với đặc điểm chỉ sử dụng gạo loại 1 do người dân thôn Hiền Lương làm ra, không sử dụng chất bảo quản, chất làm trắng, phơi ở môi trường không trong lành, chỉ sau thời gian ngắn, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng thành công thương hiệu và được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, năm 2018, miến gạo Loan Hảo được huyện Vĩnh Linh lựa chọn tham gia bình chọn “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu” cấp tỉnh và đã được công nhận. Đây là thành quả từ nỗ lực của cơ sở sản xuất, đồng thời mở ra cơ hội phát triển mới cho sản phẩm.
 
Chị Nguyễn Thị Hảo, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh chia sẻ: “ khi gia đình thực sự gặp khó khăn, bản thân thì công việc không ổn định, ở địa bàn thôn Hiền Lương thì độc canh cây lúa, gạo lúc nào cũng có sẵn, do đó bản thân cũng tìm tòi học hỏi mô hình làm miến ở Thanh Hóa, là quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Từ khi bắt tay vào làm thì cũng gặp nhiều khó khăn vì kinh nghiệm còn ít, thị trường cũng nhỏ nên đầu ra hạn chế. Sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận thì vấn đề đầu ra được ổn định hơn”

Theo chia sẻ của chị Nguyến Thị Hảo thì yếu tố quan trọng để sản phẩm có chổ đứng trên thị trường, nhất là sản phẩm thực phẩm thì chất lượng được đặt lên hàng đầu. Từ chất lượng cho đến sự tin tưởng của người sử dụng, quá trình kiểm định của cơ quan chức năng và được công nhận sản phẩm tiêu biểu, từ đó sản lượng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở ngày càng tăng; mặt khác cơ sở cũng kết nối được thêm nhiều kênh phân phối ra thị trường ngoài tỉnh. Quy mô sản xuất của cơ sở được mở rộng cả về trang thiết bị, máy móc và nhân công làm việc.

Ở địa phương vùng nông thôn như Vĩnh Thành thì việc chủ động mở ra một cơ sở sản xuất, xây dựng nhãn mác và thông qua các đơn vị như Sở Công Thương, Hội nông dân, Hội phụ nữ để đưa sản phẩm ra thị trường thông qua các phiên chợ, hội chợ cũng là một kênh quan trọng trong việc kết nối sản phẩm đến với người tiêu dùng Việt trên địa bản cả nước.

 Ông Nguyễn Văn Tư, Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thành huyện Vĩnh Linh cho biết: “ Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu cho miến Loan Hảo, cơ sở cũng đã nỗ lực để tìm kiếm thị trường để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đây là sản phẩm mang đặc trưng của địa phương chuyên sản xuất cây lúa như xã Vĩnh Thành thì đây là sản phẩm để xây dựng OPCOP của địa phương”.

Đến nay, trung bình mỗi ngày cơ sở Loan Hảo sản xuất được từ 90-100 kg miến gạo thành phẩm. Vào những dịp cao điểm như lễ, tết sản lượng tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi. Cùng với thị trường trong tỉnh, sản phẩm đã có mặt ở các tỉnh, thành phố khác trên cả nước như: Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh và trong nhiều siêu thị, đại lí lớn có uy tín trong, ngoài khu vực. Ngoài ra, sản phẩm còn liên kết với bưu điện bán hàng trên sàn thương mại điện tử Badasa dưới dạng sản phẩm đặc sản của địa phương.
 
Để duy trì năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm, hiện nay chị Hảo đã mở rộng cơ sở sản xuất lên trên 150 m2 ; đầu tư trên 200 triệu đồng để mua sắm máy móc, trang thiết bị công suất lớn như máy ép miến, máy xay bột cao cấp, giàn phơi..., tạo điều kiện cho 5-7 nhân công có làm việc với thu nhập từ 3- 4 triệu đồng một tháng. Nhờ đó, đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất quanh năm với sản lượng trung bình khoảng 50 đến 60 tấn miến các loại mỗi năm doanh thu cũng tăng lên đáng kể, đạt từ 650 -700 triệu đồng. Nhằm tạo sự đa dạng về sản phẩm, cùng với miến sợi thuần, cơ sở đã sản xuất thêm nhiều chủng loại khác như miến sợi tăm, miến sợi phở, miến ngũ sắc, miến dong... đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Đặc biệt, trong chương trình bình chọn “Sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp nông thôn tiêu biểu” huyện Vĩnh Linh năm 2019 vừa qua, 2 sản phẩm miến dong và miến ngũ sắc đã được công nhận là sản phẩm tiêu biểu cấp huyện với 1 giải A và một giải B, qua đó góp phần đưa thương hiệu miến Loan Hảo ngày một vươn xa. 

 

 

Nguồn tin: Trang thông tin điện tử huyện Vĩnh Linh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập117
  • Hôm nay23,320
  • Tháng hiện tại97,299
  • Tổng lượt truy cập8,190,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây