Tổ hợp tác: hướng giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn

Chủ nhật - 08/12/2019 21:56
Nhằm giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, những năm qua Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Hải Lăng( Quảng Trị) đã triển khai nhiều hoạt động mang tính thiết thực. Trong đó mô hình tổ hợp tác đã góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn. Từ chỗ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sau khi tham gia vào các tổ hợp tác, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của các hội viên phụ nữ được nâng cao đáng kể.
Tổ hợp tác nón lá phát triển mạnh ở Hải Lăng
Tổ hợp tác nón lá phát triển mạnh ở Hải Lăng
 
     Gia đình chị Phan Thị Nguyên là một trong những hộ có truyền thống làm nước mắm qua hai thế hệ của làng Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Là gia đình làm nghề truyền thống và là tổ trưởng tổ hợp tác chế biến nước mắm Mỹ Thủy nên sản phẩm nước mắm của chị Nguyên làm ra luôn lấy uy tính và chất lượng làm đầu, do vậy rất được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại, cơ sở sản xuất nước mắm của chị Nguyên thu hút được 3 lao động giúp việc thường xuyên, với trung bình mỗi ngày chế biến được gần 100 lít nước mắm. Từ việc sản xuất nước mắm đã đem lại thu nhập cho gia đình chị Nguyên mỗi tháng trên 50 triệu đồng, trừ các khỏang chi phí cũng lãi hơn 10 triệu đồng. Chị Nguyên chia sẻ: “ Nhà tui làm nước mắm lâu rồi, nhưng hôm nay vô tổ hợp tác thì chất lượng sản phẩm được nâng lên, vì khi tham gia tổ hợp tác thì được tập huấn kỹ thuật chế biến, tham quan mô hình sản xuất của nhiều nơi. Đặc biệt là chúng tôi có việc làm thường xuyên...”.
     Hiện nay, làng Mỹ Thủy có trên 50 hộ có kinh nghiệm làm nước mắm lâu đời, trong đó có nhiều người có tuổi nghề từ 50 năm trở lên. Để nghề chế biến nước mắm được duy trì và phát triển hơn nữa, năm 2015 hội LHPN xã Hải An đã thành lập 3 tổ hợp tác chế biến nước mắm với hơn 20 hộ gia đình hội viên chị em phụ nữ tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 60 lao động thường xuyên. Trung bình mỗi tháng chị em trong 3 tổ hợp tác chế biến được gần 15.000 lít nước mắm, đem lại doanh thu hơn 6,5 tỷ đồng. Gía trị doanh thu từ chế biến nước mắm Mỹ Thủy hàng năm cũng chiếm hơn 30% tổng giá trị thu nhập hàng năm của xã Hải An.... Việc duy trì và phát triển nghề làm nước mắm ở làng Mỹ Thủy là một hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của xã Hải An. Đặc biệt, sau khi được tỉnh Quảng Trị công nhận là làng nghề truyền thống thì việc sản xuất nước mắm ở làng Mỹ Thủy càng được mở rộng và đây cũng là nền tảng để xã Hải An, cũng như huyện Hải Lăng duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo ra một bước đi mới cho địa phương...

     Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tập thể, thời gian qua các cấp Hội LHPN trong huyện Hải Lăng đã quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện. Hội LHPN huyện đã chủ động phối hợp với Liên minh hợp tác xã, và các phòng, trạm chức năng... tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nói chuyện chuyên đề về kinh tế tập thể, các chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể, chương trình giảm nghèo cho hàng trăm lượt thành viên Ban Quản lý tổ hợp tác, cán bộ Hội. Theo Hội LHPN huyện Hải Lăng, tính đến nay toàn hội đã thành lập được 44 mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã nghề nghiệp, với gần 750 thành viên tham gia. Các ngành nghề hoạt động trong các tổ hợp tác và hợp tác xã gồm: nghề làm nón lá, làm bánh đa, làm chổi đót, chế biến nước mắm, tổ hợp tác trồng ném, chăn nuôi lợn thương phẩm, nuôi gà, may mặc....Trung bình mỗi tổ hợp tác đã tạo việc làm từ 50- 100 lao động nữ ở vùng nông thôn và tạo thu nhập mỗi lao động từ 3-4 triệu đồng mỗi tháng. Sau khi thành lập tổ hợp tác, sản phẩm các ngành nghề sản xuất được tăng lên về số lượng và chất lượng, chị em cũng đã có điều kiện trao đổi kinh nghiệp làm nghề và sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Nhiều chị em phụ nữ từ khó khăn đã vươn lên xóa nghèo bền vững, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định hơn. Mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã nghề nghiệp của phụ nữ Hải Lăng là hướng hoạt động hiệu quả trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài việc tăng thu nhập và tạo việc làm ổn định cho chị em phụ nữ ở nông thôn, còn thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ, qua đó cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển toàn diện...Chị Lê Thị Thu Hòa, Phó chủ tịch hội LHPN huyện Hải Lăng nói thêm: “ Đây là cơ sở để chị em phụ nữ nâng cao tay nghề và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời tạo việc làm và góp một phần vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của huyện nhà...”.
 
CHOI DOT
Tổ hợp tác chổi đót Hải Lăng
 
     Mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã nghề nghiệp của phụ nữ là hướng hoạt động hiệu quả trong mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Ngoài việc tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ ở nông thôn, còn thắt chặt tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống của chị em phụ nữ, qua đó cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển toàn diện...Tiến tới thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu phát triển kinh tế và xóa nghèo bền vững của Nghị quyết Đại hội hội LHPN tỉnh, hội LHPN Việt Nam và Đảng bộ huyện Hải Lăng và tỉnh đã đề ra./.

Nguồn tin: trang thông tin điện tử huyện Hải Lăng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay14,121
  • Tháng hiện tại88,100
  • Tổng lượt truy cập8,181,636
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây