Xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Triệu Trạch, hướng đến những miền quê đáng sống

Chủ nhật - 10/12/2023 20:06
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chương trình có mục tiêu toàn diện, tổng hợp của các chương trình, mục tiêu, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng và được triển khai thực hiện trong thời gian dài. Xây dựng nông thôn mới là một tất yếu khách quan phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội hiện đại.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Triệu Trạch, hướng đến những miền quê đáng sống
           Sau nhiều năm phấn đấu, xã Triệu Trạch đã đạt được những kết quả nổi bật, làng quê khoác lên mình chiếc áo mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng để góp phần thay đổi diện mạo quê hương.
            Năm 2015, xã Triệu Trạch đã được công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới và sau 07 năm phấn đấu triển khai xây dựng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, năm 2022 xã Triệu Trạch đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
             Bước đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt ở mức thấp; đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế… chưa đảo bảo nhu cầu lưu thông và sinh hoạt của người dân. Đến nay, vóc dáng nông thôn mới đang được hình thành, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều đổi thay, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Ngoài việc xây dựng, kết cấu hạ tầng nông thôn, đời sống người dân được cải thiện hơn, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn.
           Xã Triệu Trạch đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và dân sinh, 100% đường xã đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…). Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn được bê tông, cứng hóa và bảo trì đạt 85%, 5/5 thôn đều có các tuyến đường hoa, đường cờ lễ hội với kinh phí 2.870.000.000 đồng.
5/5 thôn trên địa bàn xã đều có sân thể thao bóng chuyền, bóng đá, sân cầu lông và được lắp đặt các dụng cụ TDTT cũng như hệ thống chiếu sáng đáp ứng các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ. Các di tích lịch sử được quan tâm tu bổ. 100% thôn được công nhận thôn văn hóa, có hương ước, quy ước đã được thẩm định; kinh phí thực hiện là 1.560.000.000 đồng. Trên địa bàn xã có 2 thôn tổ chức phát động và đang phấn đấu xây dựng thành công thôn Nông thôn mới kiểu mẫu là Linh An và Vân Tường.
Về giáo dục hiện có 3/3 trường đạt chuẩn về chất lượng giáo dục cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; tháng 4 năm 2023 trường Mầm Non được công nhận đạt chuẩn quốc gia; kinh phí đầu tư cho giáo dục là 2.240.000.000 đồng.
          Trên địa bàn xã có 2 HTX được công nhận HTX kiểu mới, trong đó HTX Linh An có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa sạch sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên với HTX nông sản sạch Triệu Phong. Có 22 trang trại gia trại, trong đó có 01 trang trại chăn nuôi công nghệ cao của anh Lê Đình Vững liên kết với công ty cổ phần chăn nuôi Cổ phần Việt Nam chi nhánh Huế đạt hiệu quả tích hợp theo hướng đa giá trị kinh tế, văn hóa, môi trường. Triển khai xây dựng sản phẩm OCOP bánh nổ Sương Mai. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản tăng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của đa số người dân được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân của người năm 2022 đạt 63,8 triệu/người/năm; năm 2023 đạt 67,2 8triệu/người/năm.
       Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao là 6.404.000.000 đồng. Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, các ngành đoàn thể, các cấp từ xã đến thôn; sự vào cuộc của hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự đồng tình ủng hộ và tham gia thực hiện của người dân, sự đầu tư tích cực của Nhà nước nên việc triển khai thực hiện xây dựng NTM nâng cao đã đạt được những kết quả thiết thực. Đặc biệt đã tạo được chuyển biến về nhận thức và sự hưởng ứng tích cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Các ngành, địa phương đã chủ động lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình thiết yếu, phục vụ sản xuất và dân sinh. Nhiều mô hình có hiệu quả đang được triển khai, nhân rộng góp phần tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Văn hóa xã hội có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn cơ bản được giữ vững.
         Tuy nhiên, công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: Nhiều thôn, cấp ủy chưa thực sự quan tâm chỉ đạo xây dựng NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xem đây là công việc của BCĐ NTM và UBND xã. Sự tham gia của Mặt trận và các đoàn thể từ xã đến thôn còn hạn chế. Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức, thiếu thường xuyên. Có khá nhiều mô hình phát triển kinh tế, điển hình tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực sản xuất, chất lượng hàng hóa, tính cạnh tranh chưa cao. Ngân sách của huyện, xã hạn hẹp nên việc phân bổ nguồn vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM nâng cao rất khó khăn; việc thực hiện đối ứng cao…
z4483475799997 0b01bf8a9d7d7526b93af93839012545
            Để tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Nông thôn mới xã tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu cả hệ thống chính trị cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; tăng cường thời lượng phản ánh tin, bài viết về hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới của các tổ chức, đặc biệt là những bài nêu cách làm hay, mới, sáng tạo, hiệu quả vừa đẩy mạnh, vừa tạo sự lan tỏa sâu rộng các mô hình tiêu biểu “Dân vận khéo” trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo nông thôn mới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm để chỉ đạo nhân rộng. Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh…
            Có thể nói, xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc vì vậy phải thường xuyên, phải luôn đi trước một bước để tạo sức lan tỏa, cỗ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không dừng lại ở các tiêu chí đạt được, luôn luôn giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nhằm tạo ra những con người mới, diện mạo mới, sức sống mới, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh./.
 

Nguồn tin: Nguyễn Văn Bắc- VPĐP NTM Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
69/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
14,5
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019)
9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Kim Thạch, Vĩnh Thủy, Vĩnh Giang, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Hiếu, Triệu Đại, Triệu Trạch)
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay5,065
  • Tháng hiện tại71,405
  • Tổng lượt truy cập8,481,047
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây