Xây dựng Cam Lộ trở thành miền quê đáng sống

Thứ tư - 07/04/2021 04:38
49 năm đã trôi qua kể từ ngày quê hương được giải phóng, với nỗ lực của các thế hệ cán bộ, đảng viên, Nhân dân địa phương và sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ về mọi mặt của trung ương, của tỉnh, huyện Cam Lộ đã triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trở thành miền quê đáng sống.
Phong trào thể dục - thể thao phát triển rộng khắp ở huyện Cam Lộ - Ảnh: B.T​
Phong trào thể dục - thể thao phát triển rộng khắp ở huyện Cam Lộ - Ảnh: B.T​
  
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, một người dân ở xã Cam Nghĩa nói với chúng tôi: “Bây giờ đã ngoài 70 tuổi, so sánh những năm tháng sau chiến tranh và bộ mặt quê hương hôm nay, tôi và mọi người dân đều rất phấn khởi. Từ một nơi chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, vùng Cùa bây giờ phủ một màu xanh của cây trái, đường nhựa nối từ thôn này qua thôn khác, xã này qua xã khác, điện về thắp sáng làng quê, trường học, trạm y tế được xây dựng kiên cố, không còn nhà ở tạm bợ, nhà nhà xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh”.
 
Bí thư Đảng ủy xã Cam Chính Nguyễn Thanh Lâm cho hay: “Nối tiếp các thế hệ cha anh đi trước, cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương đã tập trung lãnh đạo, khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai, từng bước chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp. Trong đó chú trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phục hồi và phát triển cây hồ tiêu, chăm sóc cao su, tích cực trồng rừng, mở rộng diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Đồng thời, tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thay đổi quy mô và phương thức sản xuất, phát triển thương mại, dịch vụ nên sản lượng lương thực có hạt năm 2020 vừa qua đạt hơn 809 tấn, tổng thu nhập xã hội hơn 209 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 40,3 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,87%. Đặc biệt, Cam Chính là 1 trong 3 xã đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”…
 
Để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, huyện Cam Lộ đã tập trung triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các nghị quyết chuyên đề xác định nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế, tạo ra sự đột phá lớn, phát triển nhanh và bền vững. Trên cơ sở đó đã tập trung chỉ đạo thực hiện bằng nhiều giải pháp phù hợp, nhất là thay đổi tư duy và cách làm theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp sạch, hữu cơ gắn với chế biến sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích hoặc một chu kỳ sản xuất, chăn nuôi. Có chủ trương sát đúng để thu hút hiệu quả các nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới… Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh thông tin: “Đến nay, trên địa bàn đã hình thành những vùng chuyên canh, sản xuất có quy mô với hơn 4.000 ha cao su, 422 ha hồ tiêu, 700 ha lạc, hơn 1.700 ha lúa, khoảng 100 ha cây dược liệu và gần 17.000 ha rừng trồng, giá trị kinh tế mang lại trên 1 ha đạt gần 70 triệu đồng.
 
Đồng thời, phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng theo hướng tập trung gắn với an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường”. Cùng với tập trung phát triển nông nghiệp, huyện đã sớm hoàn thành công tác quy hoạch, mở rộng 3 cụm công nghiệp, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư. Hiện tại đã có 41 dự án đăng ký đầu tư trên địa bàn với tổng vốn gần 1.500 tỉ đồng, trong đó 24 dự án đã đi vào hoạt động, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách và giải quyết được việc làm cho hơn 1.000 lao động. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế mở mang các cơ sở công nghiệp nông thôn, khôi phục làng nghề truyền thống.
 
Ngoài ra, khai thác lợi thế có tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9, trên địa bàn có 2.887 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ với doanh thu hằng năm đạt khoảng 3.000 tỉ đồng. Nhờ vậy, năm 2020 vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cam Lộ vẫn đạt hơn 12%, tổng sản lượng lương thực có hạt hơn 16.600 tấn, tạo việc làm mới 1.225 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,72 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,85%. Đặc biệt, huyện Cam Lộ được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị.
 
Bí thư Huyện ủy Cam Lộ Ngô Quang Chiến cho biết: “Phát huy truyền thống của quê hương, huyện đang quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để đạt được kết quả tốt hơn trên các lĩnh vực. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục ưu tiên thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phát huy lợi thế đa dạng về thổ nhưỡng để mở rộng diện tích các loại cây trồng chủ lực gắn với nâng cao chất lượng, sản lượng, tăng cường liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, khuyến khích trồng rừng gỗ lớn; thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ.
 
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, các nguồn tài nguyên khác gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Khai thác lợi thế là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây để tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Coi trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới để phấn đấu sớm trở thành huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”.
 

Nguồn tin: Báo Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay2,141
  • Tháng hiện tại40,250
  • Tổng lượt truy cập9,589,835
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây