Thẩm tra nội dung dự thảo nghị quyết về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Thứ tư - 25/05/2022 05:45
Ngày 24/5/2022, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tổ chức phiên làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT về các nội dung dự thảo Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đồng chí Lê Quang Chiến- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đến tham dự và chủ trì phiên làm việc.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Quang Chiến phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Giai đoạn 2021-2025 với định hướng tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới ngày càng bền vững, toàn diện và đi vào chiều sâu. Các địa phương trên địa bàn tỉnh xem nông thôn mới là giải pháp then chốt để phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Căn cứ vào các quy định của trung ương và tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị của HĐND tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét theo đúng quy định.

Để thẩm tra các nội dung trình tại kỳ hợp thứ 8-HĐND tỉnh khóa VIII, Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh nghe Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo quy trình, quá trình tham mưu, chuẩn bị nội dung dự thảo Nghị quyết. Dự thảo Nghị quyết quy định đến 04 nội dung chính, gồm: nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình; tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, vốn đối ứng của ngân sách địa phương; cơ chế hỗ trợ chương trình gồm các nội dung: hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước, cơ chế khen thưởng trongxây dựng nông thôn mới; ủy quyền cho UBND tỉnh quy định về tỉ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù.

Tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị được nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% đến dưới 80%, tỉ lệ đối ứng 1:1. Như vậy, ngân sách địa phương của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 cần đối ứng tối thiểu 484,180 triệu đồng (theo tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình tại Tờ trình số 134/TTr-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ). Dự kiến, dự kiến ngân sách tỉnh đối ứng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là 398,548 tỉ đồng. Số ngân sách địa phương còn lại khoảng 85,632 tỉ đồng được đối ứng từ ngân sách cấp huyện, cấp xã bố trí hàng năm cho các nội dung, công việc thuộc chương trình. Để làm rõ hơn các nội dung tại dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi để bổ sung, điều chỉnh dự thảo nhằm vừa đảm bảo quy định của Trung ương, vừa đảm bảo thực hiện các mục tiêu của tỉnh đã đề ra với các nội dung xoay quanh về nguồn vốn đối ứng; tiêu chí, định mức phân bổ vốn cho các huyện đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới cũng như một số nội dung, thủ tục để hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết theo đúng quy định.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Quang Chiến - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với các nội dung của dự thảo nghị quyết. Để hoàn thiện dự thảo trình HĐND tại kỳ hợp thứ 8- khóa VIII, đồng chí đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu kỷ các quy định của trung ương tham mưu HĐND tỉnh về hỗ trợ huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có thêm 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới như mục tiêu Nghị quyết Tỉnh ủy đã đề ra đồng thời rà soát, cân đối đảm bảo nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, tăng cường thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các địa phương.

Nguồn tin: Thùy Vân, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,255
  • Tháng hiện tại42,875
  • Tổng lượt truy cập9,592,460
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây