Triển khai thực Kế hoạch số 145/KH-PTNT ngày 24/4/2019 của Chi cục Phát triển nông thôn. Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo bàn về giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thôn, bản xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn vùng biên giới theo Đề án 1385 của Thủ tướng Chính phủ. Tại hội thảo có sự tham gia của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh cùng với Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện và các phòng ban cấp huyện có liên quan.
Theo Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/2018 thì tỉnh Quảng Trị có 10 xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn bao gồm xã: A Dơi, Thanh, Ba Tầng, Hướng Lập và Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hóa và xã A Bung, A Ngo, A Vao, Tà Long và Ba Nang thuộc huyện Đakrông. Đây là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, cách xa trung tâm huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó rất khó khăn trong việc giao lưu, trao đổi để phát triển kinh tế - xã hội, dân cư phân bố không đồng đều, đời sống kinh tế dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu; thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với huyện Đakrông có 24 thôn đạt từ 6-9 tiêu chí và 13 thôn đạt từ 10-14 tiêu chí; bình quân mỗi thôn đạt 9,1 tiêu chí, đối với huyện Đakrông có 3 thôn10 đến 14 tiêu chí, 29 thôn đạt 5-9 tiêu chí và 1 thôn đạt dưới 5 tiêu chí; tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao bình quân trên 48%, thu nhập bình quân đầu người rất thấp chỉ từ 12-15 triệu đồng.
Qua buổi hội thảo cũng đánh giá lại những khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã này như : đội ngũ cán bộ cấp xã còn thiếu, năng lực còn nhiều hạn chế. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tự cung tự cấp là chủ yếu, phát triển không đồng đều, điều kiện kinh tế của nhân dân phát triển chậm nên khó khăn trong việc huy động nguồn lực đóng góp của nhân dân để xây dựng các công trình phúc lợi. Nguồn thu ngân sách cấp xã hình như là không có, từ đó nguồn vốn đầu tư cho các hạ tầng cơ sở khó khăn, trong khi đó huy động sức đóng góp của nhân dân phải đảm bảo phù hợp với thu nhập và đời sống của dân nên rất khó vận động đóng góp xây dựng.
Qua đó các sở ban ngành cấp tỉnh và các phòng ban cấp huyện cũng đã thảo luận, bàn về các giải pháp để đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra là đạt được từ 40-50% số thôn đạt chuẩn nông thôn mới đó là cần tập trung các giải pháp như đào tạo nghề cho lao động, xây dựng các dự án, các mô hình phát triển sản xuất phù hợp với lợi thế của các xã; vì xác định lộ trình lâu dài do đó các xã cần rà soát lại tất cả các tiêu chí và tập trung bố trí nguồn lực đầu tư cho các thôn có khả năng đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.