Hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135

Thứ tư - 30/12/2015 20:47
Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Người dân thoát nghèo nhờ chương trình hỗ trợ sản xuất
Người dân thoát nghèo nhờ chương trình hỗ trợ sản xuất
 Qua đó, đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng đặc biệt là tại địa bàn các vùng khó khăn, biên giới.
    Tăng cường nguồn lực phát triển sản xuất
Chỉ tính riêng năm 2014, Chương trình 135 đã dành hơn 71 tỷ đồng để hỗ trợ giống cây nông nghiệp, trong đó: cây lương thực khoảng 70.000 tấn, với số tiền gần 26 tỷ đồng; cây công nghiệp khoảng 5,3 triệu cây với số tiền là 16 tỷ đồng; cây ăn quả là 850.000 cây, với số tiền gần 18 tỷ đồng; các loại cây khác là trên 3 triệu cây, với số tiền gần 3,7 tỷ đồng. Tổng số cây lâm nghiệp được hỗ trợ là khoảng 4,4 triệu cây, với số tiền là trên 9 tỷ đồng.
Chương trình cũng hỗ trợ giống chăn nuôi gần 228 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ giống chăn nuôi gia súc 121.662 con, với số tiền hơn 195 tỷ đồng; hỗ trợ giống chăn nuôi gia cầm hơn 952.000 con, với số tiền gần 24 tỷ đồng; hỗ trợ thủy sản hơn 8.228.000 con, với số tiền hơn 4 tỷ đồng; hỗ trợ làm chuồng trại 2.186 cái, với số tiền khoảng 4,3 tỷ đồng.
 Bên cạnh đó còn hỗ trợ công cụ lao động, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp là: 86 tỷ đồng.
 Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chương trình đã xây dựng hơn 500 mô hình gồm: trồng lúa, ngô, đậu tương, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây thảo dược, các loại giống gia súc, gia cầm, thủy sản... với số tiền gần 23 tỷ đồng. Hỗ trợ vật tư, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật hơn 87, 6 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ phân bón gần 600.000 tấn, với số tiền gần 86.300 tỷ đồng; hỗ trợ thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 5.662 liều, với số tiền hơn 426 triệu đồng; thức ăn chăn nuôi khoảng 3.800 tấn, với số tiền hơn 886 triệu đồng. Số lượt người nghèo được tập huấn, tham quan là 20.621, với số tiền gần 6,7 tỷ đồng.
 Năm 2015, nguồn ngân sách được bố trí cho hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn khoảng 560 tỷ đồng, các địa phương đều giao cho UBND xã làm chủ đầu tư và thực hiện theo dự án hỗ trợ với sự tham gia của người dân từ khâu xây dựng đến thực hiện dự án.
 Hiệu quả
 Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng đặc biệt là tại địa bàn các vùng khó khăn, biên giới.
 Dự án hỗ trợ được thực hiện từ thôn bản do người dân bình chọn đối tượng, nội dung không thực hiện hỗ trợ đại trà tất cả các hộ nghèo và cận nghèo mà có sự bình xét công khai từ cơ sở, ưu tiên hỗ trợ những hộ gia đình có điều kiện phát triển sản xuất để tăng hiệu quả đầu tư của dự án.
Cũng thông qua các dự án trên, người dân đã thay đổi được nhận về phương thức sản xuất mới trong phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là người dân đã biết lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến, các mô hình sản xuất hàng hóa, vùng sản xuất tập trung để chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng mang lại hiệu quả sản xuất, đạt giá trị kinh tế cao.
 Về nội dung hỗ trợ, một số địa phương đã tập trung hỗ trợ những nội dung mang tính bền vững như hỗ trợ máy móc, thiết bị, giống gia súc, giống cây ăn quả, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất tiên tiến, có hiệu quả kinh tế cao.
   Tư tưởng trông chờ, ỷ lại
 Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ ỷ lại, trình độ sản xuất còn hạn chế, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật để chuyển đổi cây con giống có chất lượng cao. Vì vậy một số địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất cũng như việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.
 Các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ giống cây con trực tiếp và xây dựng mô hình vẫn dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung cao theo hướng sản xuất hàng hoá trên từng địa bàn xã hoặc vùng. Các hoạt động hỗ trợ giống cây con, vật tư sản xuất chưa đảm bảo kịp thời vụ, một số giống cây, con, máy móc phục vụ sản xuất còn chưa thực sự phù hợp với từng địa bàn bản, xã, hiệu quả thấp, thiếu bền vững, chưa làm chuyển biến nhanh trong sản xuất ở vùng 135.
 Nguồn vốn hỗ trợ ít, trong khi đối tượng cần hỗ trợ nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Ngân sách của các địa phương còn hạn hẹp nên không hỗ trợ thêm cho các hộ dân trong việc thực hiện các chương trình để đạt hiệu quả cao.
 Hỗ trợ mang tính bền vững, lâu dài Nhằm chỉ đạo thực hiện Chương trình 135 trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ NN-PTNT khuyến khích các địa phương lựa chọn thực hiện các nội dung hỗ trợ mang tính bền vững lâu dài như: máy móc, công cụ phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến, giống đại gia súc, giống cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn (bản) đặc biệt khó khăn.
 Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá dự án được thực hiện một cách dân chủ, công khai nhằm phát huy tính mạnh mẽ, chủ động, sáng tạo của người dân và cộng đồng.
Bộ NN-PTNT cũng đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cấp đủ vốn thực hiện các nội dung, mục tiêu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các địa phương theo đúng kế hoạch.
Tăng mức đầu tư đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để việc hỗ trợ tập trung cho các mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nhằm ổn định, phát triển sản xuất bền vững trên địa bàn các xã biên giới, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; tăng cường huy động các nguồn vốn, công nghệ chế biến tiêu thụ sản phẩm gắn với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các địa phương.

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập629
  • Hôm nay2,762
  • Tháng hiện tại33,311
  • Tổng lượt truy cập9,582,896
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây