HIỆU QUẢ CÂY CAM TRỒNG MỚI TRÊN ĐẤT CAM LỘ

Thứ tư - 26/10/2022 05:48
Cam là một trong những cây ăn quả có múi, mang lại giá trị kinh tế cao và đang dần khẳng định vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị. Sau gần 4 năm triển khai, mô hình trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai được đánh giá là một hướng đi mới, đầy triển vọng.
Mô hình cam của gia đình chị Châu
Mô hình cam của gia đình chị Châu
Ấn tượng đầu tiên khi ghé thăm vườn cam của gia đình chị Hoàng Thị Mỹ Châu thôn Cam Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ là một màu xanh tươi mát với những cây cam trĩu quả, mọng nước đang vào vụ thu hoạch đầu tiên.

Dẫn chúng tôi đi tham quan chị Châu cho biết đây là mô hình cam trồng mới áp dụng tưới nhỏ giọt. Các giống cam đưa vào mô hình đó là cam Xã Đoài lòng vàng và cam V2 chín muộn, với quy mô 1,2 ha mà gia đình chị được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cách đây 4 năm trước.

Vùng đất này trước đây gia đình chị trồng tiêu nhưng do lâu năm, giống nhiễm bện thoái hóa. Muốn chuyển hướng để cải tạo vườn tạp, chọn cây trồng thích hợp hơn, năm 2018 gia đình chị là một trong các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông cho đi tham quan học tập kinh nghiệm trồng cam tại tỉnh Nghệ An. Sau khi tham quan tìm hiểu, thấy cây cam là một cây triển vọng và có khả năng phù hợp với vùng đất của gia đình, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh anh chị đã tham gia vào mô hình trồng cam thuộc chương trình Khuyến nông Trung ương, nằm trong chuỗi dự án “Xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn với chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Trung”.

Triển khai xây dựng mô hình Trung tâm đã triển khai nhiều lớp tập huấn cho hộ tham gia thực hiện mô hình và các hộ dân trong vùng về kỹ thuật trồng thâm canh cam đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn cho bà con về kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh an toàn sinh học trên cây cam; Hỗ trợ hộ tham gia mô hình 100% giống, 50% vật tư gồm phân bón và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Cử cán bộ chỉ đạo kỹ thuật hướng dẫn các hộ tham gia mô hình thực hiện từng khâu trong quá trình triển khai mô hình.

Chị Châu vui mừng chia sẻ: Tôi tham gia mô hình của Trung tâm Khuyến nông tỉnh từ năm 2018, gia đình được hỗ trợ cây giống, phân bón hữu cơ và được cán bộ hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây cam. Để phòng ngừa sâu bệnh, nhưng để cho cam đảm bào chất lượng gia đình tôi không sử dụng thuốc BVTV hóa học, không sử dụng phân bón hóa học mà thay vào đó là phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho vườn cam của gia đình. Mặc dù có tốn kém hơn nhưng lại rất an toàn cho người chăm sóc, cho cây cam và sản phẩm cam thành phẩm.

Trong quá trình triển khai mô hình, gia đình anh chị đã áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học vào vườn cam, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để xây dựng vườn cam sạch bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng, góp phần phát triển cây cam theo hướng an toàn, bền vững. Bên cạnh việc chọn giống, phân bón thì nước tưới đặc biệt quan trọng, trong khi đó với địa hình đồi dốc, diện tích rộng thì cung cấp lượng nước đủ cho cây cam sinh trưởng và phát triển là bài toán khó, đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng như ra hoa, đậu quả, nuôi quả tình trạng thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả, nhưng cũng được sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến nông gia đình chị đã lắp lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt quanh gốc có bù áp cho cho toàn bộ diện tích cây trồng của trang trại. Với hệ thống nước tưới tự động đã mang lại hiệu quả tích cực, diện tích trồng cam không những đủ lượng nước cần thiết mà chi phí nhân lực cũng giảm đi đáng kể.

Hiện nay sau 4 năm triển khai vườn cam của gia đình chị Hoàng Thị Mỹ Châu thôn Cam Phú, xã Cam Thành đã cho thu hoạch lứa đầu, quả to ngọt, mọng nước, vụ cam đầu tiên này, chị ước tính sản lượng cam đạt trên 5 tấn, với giá bán tại vườn 20.000đ/kg, gia đình chị thu về khoảng 100 triệu đồng. Nhận thấy cây cam phát triển tốt, cho chất lượng quả cao và giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác, nhiều hộ dân trong vùng đã tìm đến mô hình của chị để học tập kinh nghiệm, chị Châu đều tận tình chia sẻ.

Ông Trần Cẩn - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho hay, hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi theo hướng chú trọng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc triển khai mô hình trồng cam theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ nâng cao nhận thức cho người dân trong việc trồng thâm canh cây cam nói riêng và cây có múi nói chung, giúp cho người dân nắm được các quy trình trồng, chăm sóc cam.

Với việc triển khai áp dụng quy trình trồng thâm canh cam theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hạn chế ô nhiễm môi trường đã nâng cao nhận thức cho người dân trong việc trồng thâm canh cây cam nói riêng và cây có múi nói chung, giúp cho người dân nắm được các quy trình trồng, chăm sóc cam theo hướng hữu, cơ an toàn sinh học.

Từ mô hình này đã góp phần thay đổi nhận thức, tập quán từ sản xuất của nông dân từ quảng canh sang sản xuất thâm canh áp dụng theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình là nơi để bà con nông dân trong vùng đến tham quan, học tập và nhân rộng.

Nguồn tin: Phan Việt Toàn, Trung tâm KN-KN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Con số ấn tượng
75/101
Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới
16,1
Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh
3/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
(huyện Cam Lộ, huyện Triệu Phong và huyện Vĩnh Linh)
16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Giang, Kim Thạch, Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh; Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Nghĩa, Cam Chính, Cam Thuỷ, Thanh An, huyện Cam Lộ; Triệu Đại, Triệu Trạch, Triệu Phước, huyện Triệu Phong; Hải Phú, Hải Thượng, Hải Hưng, huyện Hải Lăng)
100 thôn đạt chuẩn thôn kiểu mẫu
138 Sản phẩm OCOP
Liên kế website
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,853
  • Tháng hiện tại36,555
  • Tổng lượt truy cập9,586,140
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây